Mặc COVID-19, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- Trung Quốc vẫn đạt trên 100 tỷ USD
Với tổng kim ngạch hơn 103,5 tỷ USD, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là thị trường đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD trong năm nay.
Những năm gần đây, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam, Trung Quốc liên tiếp đứng ở vị trí lớn nhất. Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, trong 2 năm vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đều đạt trên ngưỡng 100 tỷ USD mỗi năm.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 5,5 tỷ USD trong tháng 10. Qua đó, nâng tổng kim ngạch 10 tháng đầu năm lên hơn 37,9 tỷ USD.
Hết tháng 10, có 10 nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại; giày dép; rau quả; cao su; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng…
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt hơn 8 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, riêng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch hơn 65,6 tỷ USD. Có 12 nhóm hàng có kim ngạch hơn 10 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 14 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (hơn 13 tỷ USD).
Với tổng kim ngạch hơn 103,5 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD trong năm nay. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc vẫn ở mức cao, gần 28 tỷ USD. Đối tác lớn thứ hai sau Trung Quốc của Việt Nam là Mỹ với quy mô kim ngạch 10 tháng gần 74 tỷ USD
Ở chiều ngược lại, trong tháng 10, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc đạt kim ngạch hơn 8 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, riêng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch hơn 65,6 tỷ USD.
12 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 2 nhóm hàng đạt kim ngạch hơn 10 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 14 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 13 tỷ USD.
Với tổng kim ngạch hơn 103,5 tỷ USD, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là thị trường đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD trong năm nay. Hiện, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Tuy nhiên, mức thâm hụt thương mại của nước ta với quốc gia láng giềng này vẫn ở mức cao gần 28 tỷ USD.
Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song trước những diễn biến thời gian qua, đặc biệt là tình trạng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và dịch bệnh bùng phát triển quy mô toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Trung Quốc dự báo sẽ có nhiều ảnh hưởng theo hướng bất lợi.
Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp; Tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa quốc gia; Phối hợp với các Bộ ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường công tác kiểm tra thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất phương hướng chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế; Phối hợp với các Vụ thị trường ngoài nước đánh giá nhu cầu nhập khẩu của từng mặt hàng cụ thể ở từng địa phương của Trung Quốc để có chiến lược tập trung vào một số hàng hóa xuất khẩu chính…
Bộ Công Thương cũng đã mở Văn phòng xúc tiến thương mại tại thủ phủ Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Đây là địa chỉ hỗ trợ và kết nối hữu hiệu cho doanh nghiệp Chiết Giang - một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại Trung Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư lâu dài với doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong khối ASEAN khi chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đóng góp gần 1/4 kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 7 trên thế giới của Trung Quốc.
Theo ông Zhong Feiteng, thành viên của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động trao đổi thương mại toàn cầu bị ngừng trệ, những kết quả này là tương đối ấn tượng trong lĩnh vực thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu năm đến nay.
Ông Zhong Feiteng cũng nhận định rằng các mô hình thương mại được hình thành trong thời gian gần đây sẽ tiếp tục tồn tại. Trong tương lai, nhiều biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại song phương sẽ tiếp tục được thúc đẩy, tạo đà đưa quan hệ thương mại hai nước tiếp tục phát triển.
Nguyễn Dung(t/h)