Mặc VinCommerce vẫn phải bù đắp doanh thu, Masan Group tăng trưởng gần 20.000 tỷ đồng nhờ MEATLife
Trong kết quả kinh doanh quý 1/2021, Tập đoàn Masan (MSN) ghi nhận doanh thu tăng trưởng khả quan ở mức 13,3%, đạt 19.977 tỷ đồng.
Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất thuộc về Masan High-Tech Materials (MHT) tăng trưởng 178,2%, sau đó là MEATLife (MML) với 38,5% và Masan Consumer (MCH) tăng trưởng 18,8%.
Hình ảnh thể hiện kết quả tài chính hợp nhất của tập đoàn Masan.
Về hiệu suất, biên lợi nhuận tại Masan High-Tech Materials thấp hơn do tác động từ việc hợp nhất H. C. Starck, nhưng biên của MCH và MML duy trì ở mức ổn định, giúp biên EBITDA của tập đoàn trong kỳ đạt 15,7%, cao hơn so với biên EBITDA 11% vào quý 1/2020.
187 tỷ đồng là con số lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông, đạt 7,5% kế hoạch. Masan dự kiến lợi nhuận từ MML và MHT sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới, đồng thời mong đợi cải thiện lợi nhuận thương mại tại VinCommerce.
Đặc biệt, quy mô mảng kinh doanh thịt có thương hiệu tăng gấp đôi và sản lượng thức ăn chăn nuôi tăng hơn 20% do người chăn nuôi heo bắt đầu tái đàn. Đây là tình hình khả quan để MML tiếp tục gia tăng doanh thu, vượt qua con số tăng trưởng 38,5% và biên EBITDA ở mức 10,6% của với Quý 1/2021.
Ngoài ra, MHT cũng đạt cột mốc tăng trưởng mạnh là 178,2% dù vẫn đang chịu lỗ. Nguyên nhân là do giá hàng hóa cao hơn trong kỳ sẽ không được ghi nhận đầy đủ cho đến quý tiếp theo. Trong thời gian tới, nhu cầu mua sắm vật liệu công nghiệp công nghệ cao hồi phục sau một thời gian gián đoạn bởi dịch COVID-19 và hợp nhất H.C. Starck, hứa hẹn MHT sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Hình ảnh dây chuyền nhà máy hiện đại của Masan High-Tech Materials tại Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, The CrownX đạt 12.533 tỷ doanh thu, tương ứng EBITDA 1.216 tỷ đồng vào quý 1/2021, xấp xỉ gấp đôi so với mức 614 tỷ đồng vào quý 1/2020 nhờ biên EBITDA tăng 510 điểm cơ bản lên 9,7%.
Trong đó, VinCommerce mới chỉ cải thiện biên EBITDA từ mức 0,2% vào quý 4/2020 lên 1,8% vào quý 1/2021, vẫn cần bù đắp cho doanh thu sụt giảm do đóng cửa 700 điểm bán – một phần trong kế hoạch cải thiện lợi nhuận của Công ty trong năm 2020.
Theo lãnh đạo tập đoàn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: VinCommerce vẫn đang có ưu tiên hàng đầu hiện nay là tái mở rộng chuỗi bán lẻ trên toàn quốc, hướng đến phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng vào năm 2025.
Xem thêm: Năm 2021, Masan Group đặt mục tiêu doanh thu thuần từ 92.000 – 102.000 tỷ đồng
Phương Thúy