Masan bắt đầu tìm lấy lợi nhuận với VinCommerce
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của tập đoàn Group đạt 64.801 tỉ đồng, tăng trưởng 16,5% so với mức 55.618 tỉ đồng vào cùng kỳ năm trước.
The CrownX (“TCX”), nền tảng tiêu dùng - bán lẻ của Masan (hợp nhất WinCommerce - WCM và Masan Consumer Holdings - MCH) đều đã có mức lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao là 4.774 tỉ đồng, tăng 185,5% so với mức 2.569 tỉ đồng trong cùng kì năm ngoái.
Tập đoàn cho biết, TCX đã tăng trưởng khả quan bất chấp những vật cản xuất hiện trong quý như: Chi phí vận hành tăng, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do tác động của các đợt giãn cách xã hội.
Đặc biệt hơn cả, trong quý 3 cũng là lần đầu WCM đạt lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông dương, sau 7 quý kể từ lúc được Masan mua lại.
Đại diện công ty cho biết việc chuyển đổi các cửa hàng WinMart+ (trước đây là VinMart++) và siêu thị WinMart (trước đây là VinMart) thành các địa điểm trong nền tảng Point of Life (PoL) giúp tăng đáng kể doanh thu/m2/tháng. Mô hình "trung tâm thương mại mini" là minh chứng đầu tiên cho sự thành công này, đồng thời doanh số bán hành trực tuyến cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Từ đó, Masan tự tin rằng quãng thời gian để đạt điểm hòa vốn của các siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ theo mô hình mới sẽ được rút ngắn.
Một yếu tố khác là kiôt Phúc Long tại các điểm bán trong hệ thống bán lẻ đã giúp số lượng hóa đơn/ngày trung bình tăng 16%. Tới đây, mô hình cửa hàng tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), kiôt Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm Phano và điểm giao dịch Techcombank sẽ được thí điểm triển khai, như một cách bổ sung mảnh ghép mới vào hệ sinh thái tiêu dùng "Point of Life" từ thương vụ mua lại Công ty cổ phần Mobicast.
Trong khi đó, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) đóng góp doanh thu 7.127 tỷ đồng. Con số trên đã tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ giá vốn, MCH lãi gộp 3.129 tỷ đồng, tăng 23%. Trong kỳ, dù chi phí bán hàng, quản lý tăng. Song khấu trừ, MCH vẫn tăng trưởng 24% lợi nhuận ròng lên 1.461 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, MCH đạt doanh thu 18.376 tỷ đồng, tăng 12% và LNST 3.486 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng thời điểm 9 tháng đầu năm 2020.
Qua đó, doanh nghiệp thành viên của Masan đã thực hiện được 68% chỉ tiêu doanh thu và 70% chỉ tiêu lợi nhuận.
Doanh nghiệp cũng ghi nhận nhiều danh mục mặt hàng thiết yếu tăng doanh thu từ đại dịch, góp phần giúp công ty có một quý kinh doanh thành công.
Theo đó, mặt hàng gia vị ghi nhận sự tăng trưởng từ năm 2020 tiếp tục duy trì, tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2021 và quý 3/2021 lần lượt đạt 12% trong và 24% so với cùng kỳ năm trước. Gia vị là ngành hàng đóng góp lớn nhất vào doanh thu của MCH, chiếm 32,5% doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2021. Động lực thúc đẩy là Nam Ngư và CHIN-SU - các thương hiệu hàng đầu thị trường trong các ngành hàng tương ứng.
Tiếp đến là nhóm hàng thực phẩm tiện lợi: Dây chuyền sản xuất hoạt động gần tối đa công suất vào quý 3/2021. Ngành hàng đã tăng trưởng với tốc độ bứt phá 58,1% trong quý 3/2021, qua đó thúc đẩy tăng trưởng ngành hàng thực phẩm tiện lợi trong 9 tháng đầu năm lên 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Quý 3 diễn ra đại dịch COVID-19 đã giúp nhóm hàng này được tiêu thụ mạnh hơn bao giờ hết. Thực phẩm tiện lợi tiếp tục là mảng có đóng góp lớn thứ hai vào doanh thu của MCH, chiếm 31,3% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Thịt chế biến cũng có trạng thái tương tự với việc tăng trưởng doanh thu 51,7% trong 9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. "Ponnie" tiếp tục là thương hiệu dẫn đầu thị trường trong phân khúc xúc xích tiệt trùng có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị hấp dẫn. Ngoài ra, "Heo Cao Bồi" là thương hiệu xúc xích được nhiều trẻ em Việt Nam yêu thích.
Dù vậy, mảng hàng tiêu dùng của Masan cũng chứng kiến hai nhóm hàng sụt giảm trong thời buổi dịch bệnh. Đó là đồ uống khi tăng trưởng của ngành hàng đồ uống (bao gồm bia và cà phê hòa tan) nói chung bị ảnh hưởng tiêu cực do tất cả hàng quán tại Tp.HCM cùng các tỉnh lân cận bị đóng cửa trong Quý 3/2021 do đại dịch. Bên cạnh đó, mảng chăm sóc cá nhân & gia đình (HPC) đóng góp doanh thu giảm 7,9% với con số 1.019 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2021, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước trên cơ sở LFL khi nhu cầu sản phẩm bột giặt giảm do ảnh hưởng của đại dịch.