Muốn dành thị phần ngành F&B trong bối cảnh COVID-19 cần biết 6 xu hướng sau

14:51 | 15/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Để có ưu thế trên thị trường trong tình hình kinh doanh bất ổn hiện nay, các doanh nghiệp ngành F&B cần cân bằng giữa thành công mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng cũng như túi tiền của từng cá nhân.

Để có ưu thế trên thị trường trong tình hình kinh doanh bất ổn do dịch COVID-19, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống cần cân bằng giữa thành công mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng cũng như túi tiền của từng cá nhân. Đó là kết luận của ADM - tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về dinh dưỡng cho người và vật nuôi sau khi nghiên cứu 6 xu hướng tiêu dùng trong ngành F&B.

Đơn vị nghiên cứu độc lập của Tập đoàn ADM - ADM OutsideVoice℠ mới đây cho biết 77% người tiêu dùng có xu hướng chú trọng giữ gìn sức khỏe trong tương lai. Đó là lý do vì sao các nhà kinh doanh trong lĩnh vực F&B cần cân bằng thành công mối quan tâm về sức khỏe và khả năng chi trả của người tiêu dùng, nhất là sau dịch COVID-19. 

2 cụm từ khóa quan trọng định hình ngành F&B trong bối cảnh Covid-19: Tốt cho sức khỏe và cá nhân hóa

Ngoài xu hướng trên, ADM OutsideVoice℠ còn công bố 6 xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng giúp doanh nghiệp đón đầu các nhu cầu thiết yếu trong thời gian tới của khách hàng. 

Xu hướng 1: Chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột được tăng cường tập trung

Các sản phẩm có chứa các lợi khuẩn giúp bổ trợ cho hệ vi sinh vật của cơ thể như prebiotics, probiotics và postbiotics được dự đoán sẽ có nhiều người tiêu dùng hào hứng đón nhận. Lý do bởi sau dịch covid-19, có tới 57% người tiêu dùng toàn cầu lo lắng về khả năng nhiễm dịch bệnh. “Cách tăng cường hệ miễn dịch" là một trong những vấn đề được tìm hiểu nhiều nhất.

Xu hướng 2: Người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật 

Tại Mỹ, 92% trong số 18% người tiêu dùng mua sản phẩm đạm thực vật lần đầu trong mùa dịch Covid-19 cũng cho biết sẽ tiếp tục mua các sản phẩm đạm thay thế thịt. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có cảm quan chất lượng cao hơn so với các thực phẩm từ động vật. 80% người tiêu dùng tại Đức, Anh và Hà Lan cho biết họ có khả năng tiếp tục ăn các loại sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật sau thời kỳ COVID-19. 

Xu hướng 3: Nhu cầu về các giải pháp hỗ trợ trao đổi chất và quản lý cân nặng tăng lên

Những người bị tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường khi nhiễm covid-19. Các bệnh này liên quan mật thiết tới quản lý cân nặng và sự trao đổi chất. Vì vậy, có tới 51% người tiêu dùng cho biết họ lo ngại về việc ít hoạt động hơn hoặc tăng cân trong thời gian đại dịch và tìm kiếm đến các giải pháp hỗ trợ trao đổi chất và quản lý cân nặng. 

Xu hướng 4: Thực phẩm và đồ uống giúp giảm căng thẳng, duy trì năng lượng sẽ trở nên phổ biến

Đối với hầu hết mọi người, cảm giác lo lắng và căng thẳng đều tăng lên khi dịch COVID-19 ập tới. Có tới 35% người tiêu dùng quan ngại về sức khỏe tinh thần của mình. Để giải quyết, họ cho phép bản thân được buông lỏng chế độ ăn uống, tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với vấn đề quản lý cân nặng. 

Chính vì vậy, các loại thực phẩm và đồ uống giúp cải thiện tâm trạng mà không gây ra các vấn đề về cân nặng sẽ có xu hướng được ưa chuộng trong tương lai.

Xu hướng 5: Mỗi cá nhân có giải pháp dinh dưỡng riêng

Nhu cầu chăm sóc bản thân và cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng sẽ nở rộ khi nghiên cứu của ADM chỉ ra rằng có tới 49% người tiêu dùng cảm thấy mỗi cá nhân là duy nhất và yêu cầu một chế độ ăn uống và tập luyện riêng biệt. Thực tế, 31% người tiêu dùng đã mua thêm các mặt hàng phù hợp với nhu cầu sức khỏe và dinh dưỡng cá nhân của mình. 

Xu hướng 6: Giá trị mua sắm có chiều hướng giảm

Do lo ngại về tình hình suy thoái kinh tế sau đại dịch, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm nhãn hiệu riêng có giá thấp hơn và mua sắm tại các cửa hàng giá rẻ. Nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, mặt hàng liên quan đến sức khỏe và thể chất cũng tăng lên khi có tới 48% người tiêu dùng dự định mua thêm các mặt hàng này. 

Sau khi dịch COVID-19 đạt đỉnh, rất có thể những thói quen trên vẫn được duy trì tương tự như các thói quen mua sắm online, thanh toán không dùng tiền mặt như hiện nay. 

Lương Nguyễn (T/h)