Mỹ có thể trải qua cuộc suy thoái chưa từng có tiền lệ trong năm nay?

Minh Quang 07:35 | 17/07/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nền kinh tế Mỹ đang trải qua một giai đoạn kỳ lạ, khi mà GDP giảm nhưng thị trường lao động lại vô cùng mạnh mẽ và doanh nghiệp đạt lợi nhuận khổng lồ.

 

Theo Wall Street Journal, khi nhìn vào tất cả các thời kỳ suy thoái của Mỹ kể từ Thế chiến II, có hai thứ luôn xảy ra: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn đi xuống và tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Với đa số người Mỹ, suy thoái xảy ra khi họ phải lo lắng về công việc của mình.

Quay trở lại hiện tại, GDP Mỹ đang giảm, và ngay cả Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng nói rằng suy thoái “chắc chắn là một khả năng".

Quy luật thông thường là GDP và tỷ lệ thất nghiệp luộn đi ngược lại với trong các giai đoạn suy thoái. GDP giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng. 

Tuy nhiên điều kỳ lạ là, tỷ lệ thấp nghiệp cũng giảm. Ngày càng nhiều người kiếm được việc, chứ không phải nghỉ làm.

Ông Jon Hilsenrath của Wall Street Journal cho biết: “Chúng ta không thể biết suy thoái đã xảy ra chưa. Điều duy nhất có thể khẳng định là, nếu suy thoái đã xảy ra rồi, thì nó không giống bất kỳ thứ gì nền kinh tế Mỹ từng trải qua”.

Ông Gregory Mankiw, giáo sư kinh tế Đại học Harvard nói: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu có một cuộc suy thoái kinh tế mà không bị mất việc làm nhiều. 

GDP và tỷ lệ thất nghiệp luôn có sự tương quan với nhau. Khi doanh nghiệp sa thải nhân viên, người tiêu dùng sẽ có ít tiền để chi tiêu hơn. Kết quả là doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận thấp hơn và sa thải thêm nhiều lao động nữa. Suy thoái có thể diễn ra ở bất cứ điểm nào trong số 3 giai đoạn trên.

Còn theo định nghĩa chính thức của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) - cơ quan duy nhất có quyền quyết định Mỹ đã rơi vào suy thoái hay chưa, thì: “Suy thoái là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động trên toàn nền kinh tế, thường có thể nhìn thấy trong sản xuất, việc làm và các chỉ số khác”. 

Một mẫu số chung cho suy thoái việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp lần nào cũng tăng, khoảng 1,9 điểm phần trăm vào năm 1960 và 1961 và nhiều nhất là 11,2 điểm phần trăm vào năm 2020. Mức tăng trung bình của tỷ lệ thất nghiệp trong tất cả 12 cuộc suy thoái sau Thế chiến II là 3,5 điểm phần trăm. 

Nhiều chỉ báo đối nghịch nhau

Vào năm 2022, người dân Mỹ đang hạn chế chi tiêu. Nhìn vào tâm lý người tiêu dùng, một thước đo cho biết mọi người đang cảm thấy như thế nào về nền kinh tế và liệu họ có kế hoạch tiêu tiền sớm hay không.

Nhìn chung, khi mọi người trả lời rằng họ cảm thấy bi quan hơn, thì suy thoái sẽ kéo đến. Và ngay bây giờ người tiêu dùng lo lắng như trong cuộc Đại Suy thoái năm 2008.

Ông Hilsenrath cho biết: “Nếu mọi người thất vọng vì lạm phát, và nghĩ rằng giá cả cao sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian, thì có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp phải cắt giảm và dẫn đến kết quả tồi tệ hơn cho nền kinh tế”.

Nhưng các doanh nghiệp đang ở một vị thế khác so với những cuộc suy thoái trong quá khứ. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của công ty đang ở mức cao bất chấp nguy cơ suy thoái. Trong quá khứ, lợi nhuận của các tập đoàn luôn ở mức một con số khi bước vào thời kỳ suy thoái, bao gồm cả năm 2001.

Năm 2001 là cuộc suy thoái kinh doanh do các công ty đầu tư quá mức. Doanh nghiệp đã phải cắt giảm để xây dựng lại tỷ suất lợi nhuận và khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Ông Steve Milunovich, nhà phân tích công nghệ tại Merrill Lynch nói: “Bong bóng hiện nay cũng đã vỡ. Tôi sẽ không khẳng định rằng NASDAQ đã chạm đáy”.

Ông Hilsenrath cho biết: “Dường như Mỹ vẫn chưa quay trở lại suy thoái như năm 2001 bởi vì tỷ suất lợi nhuận vẫn rất cao”.

  Lợi nhuận doanh nghiệp vẫn cao mặc cho tăng trưởng GDP chậm lại. 

Và không chỉ lợi nhuận ở mức hai con số mà lượng tiền doanh nghiệp Mỹ đang nắm giữ cũng gần 4 tỷ USD. Các nhà phân tích cho rằng số tiền này có thể là một tấm khiên để chống lại suy thoái.

Ông Hilsenrath cho biết: “Các doanh nghiệp có thể sẽ lựa chọn việc [sử dụng tiền đang nắm giữ] để vượt qua cơn bão mà không phải sa thải nhân viên hoặc thu hẹp đầu tư. Động thái này sẽ giúp nền kinh tế Mỹ không rơi vào vòng lặp”.

Bùng nổ việc làm

Và các doanh nghiệp hiện đang có động lực lớn để giữ chân nhân viên, bởi việc tuyển dụng đang gặp vô cùng nhiều khó khăn. 2022 là thời điểm kỳ lạ với thị trường việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp nhất trong vòng 40 năm qua, và lý do không hoàn toàn do đại dịch COVID. Tỷ lệ trên đã có xu hướng giảm trong một thời gian dài. 

Khi ngày càng nhiều người rời bỏ lực lượng lao động, càng có nhiều vị trí việc làm trống hơn, và đại dịch càng làm vấn đề thêm trầm trọng. “Có 11 triệu việc làm đang trống ngoài kia. Kể cả vào một năm kinh tế bùng nổ như 2019, tỷ lệ việc làm không được lấp đầy mới chỉ là 7 triệu”, ông Hilsenrath cho biết.

“Vì vậy, chúng ta dường như đang nói về sự suy thoái của nền kinh tế trong thời kì mà Mỹ đang có nhiều hơn 4 triệu việc làm so với lúc gần nhất mà nền kinh tế ở đỉnh cao”, ông Hilsenrath nói thêm.

  Nghịch lý giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.  

Vì sao nghịch lý này lại đang xảy ra, theo ông Hilsenrath, Mỹ đang trong giai đoạn chuyển tiếp thế hệ của nền kinh tế. Khoảng một triệu baby boomber (thuật ngữ chỉ những người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số 1946-1964). 

Đồng thời, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, một phần do các gói kích thích khổng lồ được bơm vào nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch. Kết quả của thiếu lao động và nhu cầu cao đã tạo ra thị trường việc làm sôi động như hiện nay.

Ông Robert Gordon, Giáo sư kinh tế của Đại học Northwestern và là thành viên của Ủy ban xác định chu kỳ kinh doanh của NBER, các chỉ số khác chỉ ra suy thoái nhưng thị trường việc làm thì không, hoặc chưa bắt kịp trong vòng vài tháng. 

Khoảng hai trong 5 nhà kinh tế được tạp chí khảo sát Wall Street Journal khảo sát vào tháng 6 cho ít nhất có 50-50 khả năng Mỹ bước vào suy thoái trong năm tới, nhưng ít người dự đoán tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Những nhà kinh tế dự báo tỷ lệ thất nghiệp 3,9% vào cuối năm nay và tỷ lệ thất nghiệp 4,6% vào cuối năm 2023. Nước Mỹ chưa bao giờ suy thoái trong thời kỳ hậu Thế chiến II với tỷ lệ thất nghiệp thấp như vậy. 

Và chính thị trường việc làm mạnh mẽ cũng có thể tạo ra một cuộc suy thoái khác biệt (nếu xảy ra) vào năm 2022. Sau những cuộc suy thoái trong quá khứ, có những một khoảng thời gian gọi là “phục hồi thất nghiệp” khi GDP bắt đầu tăng trở lại nhưng các công ty vẫn tiếp tục sa thải công nhân.

Ông Hilsenrath nó: “Ngay bây giờ chúng ta đang nhìn thấy một hình ảnh ngược lại khi mà sản lượng kinh tế đang giảm và các công ty vẫn đang tuyển dụng. Tôi gọi hiện tượng này là là ‘suy thoái có việc làm’”.

“Việc GDP sụt giảm cùng lúc với doanh nghiệp tuyển dụng là không thể duy trì được. Chỉ có hai kết quả, hoặc là nền kinh tế thích ứng và doanh nghiệp mở rộng sản xuất hoặc GDP thu hẹp, sản lượng giảm và cuối cùng các công ty buộc phải sa thải lao động”.