Ngành ngân hàng khởi sắc về lợi nhuận nhờ đâu?
Trong những ngân hàng thuộc nhóm "Big 4" nổi bật với hai ông lớn Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) đều công bố những con số tích cực trong báo cáo tài chính.
Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 14.560 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục giữ vị trí quán quân về lợi nhuận trong các NH Việt Nam. Tổ chức tín dụng này đã hoàn thành xong hơn 56% kế hoạch sau 6 tháng về lãi của con số 25.580 tỷ đồng.
Vietinbank ước đạt lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đạt ở mức 13.000 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng thời điểm năm 2020. Đặt trên bàn cân của chỉ tiêu lợi nhuận 16.800 tỷ đồng trong năm 2021 thì ngân hàng thương mại này đã hoàn thành hơn 75% kế hoạch đã đề ra.
Ngân hàng thuộc cả hai nhóm do Nhà nước sở hữu và tư nhân đều làm ăn được trong 6 tháng đầu năm
Báo cáo tổng kết đến hết quý 2/2021 của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) cho thấy thu nhập từ hoạt động của MB tăng 35,8% đạt hơn 8.924 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm thì tăng 40% đạt hơn 18.117 tỷ. Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất quý vừa qua tăng 16,5% đạt 3.406 tỷ đồng, 6 tháng tăng 56% đạt 7.986 tỷ.
Nhóm ngân hàng tư nhân cũng ghi nhận những kết quả kinh doanh tươi sáng trong khoảng thời bán niên 2021. Hai tổ chức tín dụng lớn nhất của nhóm này là VPBank và Techcombank cũng đồng loạt công bố kết quả với những con số ấn tượng. Techcombank thông báo đạt 11.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, VPBank cho biết đã đạt được 9.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, ngân hàng mẹ đem về phần lớn lãi với tỷ lệ đến 88%.
Theo Nhịp sống kinh tế thì báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy phần lớn nguồn thu chính vẫn đến từ nhập lãi thuần, tức là hoạt động cho vay. Nửa đầu năm 2021, nhiều tổ chức tín dụng cho biết đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp từ đầu năm như ACB (tăng 9,5%), MB (tăng 10,5%), Vietcombank (tăng 9,8%), TPBank (tăng 11%)…
Vì đâu mà ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng bất chấp dịch bệnh?
Nguyên chính của việc tăng trưởng của nhóm ngành ngân hàng hội tụ từ rất nhiều yếu tố khác nhau.
Đầu tiên chính là việc đa dạng hóa nguồn thu, các ngân hàng đã thu được tiền từ mảng dịch vụ và phí. Theo ông ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trả lời với báo chí thì trước kia khi nguồn thu của ngân hàng chủ yếu đến từ lãi vay, hiện nay tỷ lệ thu từ dịch vụ tại các nhà băng đều đã gia tăng.
Điều này là nỗ lực đáng khích lệ của các ngân hàng nhằm giảm sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay. Nó cũng phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho các ngân hàng trong Chiến lược phát triển toàn ngành đến năm 2025.
Các ngân hàng cũng đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu, tiết kiệm và cắt giảm những chi phí hoạt động không cần thiết. Điều này thể hiện ở tỷ lệ chi phí hoạt động (OPEX) và chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) của các nhà băng.
Đơn cử như tại VIB chỉ số CIR cũng chỉ còn 37% thay vì 42% cùng kỳ năm trước và 39,9% hồi cuối năm 2020; các ngân hàng khác như VPBank và MB cũng có những tín hiệu tương tự. Còn tại TPBank thì tổ chức có chi phí hoạt động chỉ tăng 6,91% so với cùng kỳ, thấp hơn rất nhiều mức tăng 27,74% của doanh thu.
Tiếp theo, nhiều ngân hàng đã mạnh dạn áp dụng đầy đủ cả 3 trụ cột của tiêu chuẩn quản trị rủi ro Basel II như TPBank. Từ đó, khả năng lựa chọn cho vay đối với những khách hàng tốt và phân bổ dòng tín dụng hiệu quả hơn. Chính vì vậy, dù nền kinh tế đang gặp khó khăn, ngân hàng phải thực hiện cơ cấu nợ và hỗ trợ lãi suất cho nhiều khách hàng, tín dụng vẫn tăng trưởng mạnh và tỷ lệ nợ xấu của TPBank cũng ở mức rất thấp.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng khi được hỏi cũng tiết lộ việc triển khai trích lập dự phòng đầy đủ cả cho phần dự phòng bổ sung cho dư nợ được tái cơ cấu theo thông tư 03 mới ban hành.
Chi phí hoạt động của các ngân hàng cũng được giảm mạnh nhờ đã áp dụng chuyển đổi số, đưa vào một loạt dịch vụ, giao dịch không giấy tờ, ứng dụng các công nghệ tiện ích làm khách hàng hài lòng. Tựu chung lại, năng suất lao động tăng lên, giảm chi phí cho con người nhờ đó mà tiền mang lại nhờ dịch vụ tăng lên. Tóm lại, các ngân hàng có được một phần lợi nhuận và báo cáo chung là điều hiển nhên.
H.S
Xem thêm: Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất trong nửa đầu năm 2021?