Ngành điện tử – lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi các mức thuế quan mới từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều đáng lo ngại không nằm ở mức thuế tuyệt đối, mà là cách Hoa Kỳ thiết lập mức thuế đối với Việt Nam so với các quốc gia có năng lực cạnh tranh tương đương như Indonesia, Philippines hay Mexico.
Một sai lầm trong việc khai báo bản chất kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có thể khiến người bán phải chịu mức thuế suất cao nhất, một rủi ro tiềm ẩn cần được lưu ý khi quy định quản lý thuế mới sắp có hiệu lực.
Xung đột Iran - Israel và nguy cơ đóng cửa eo biển Hormuz sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung năng lượng toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến chuỗi hàng hoá, logistics tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn đang từng bước phục hồi, khẳng định vai trò là động lực chính của tăng trưởng. Song hành cùng chủ trương của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, ngành công nghiệp đang đứng trước những cơ hội vàng để bứt phá.
Theo các chuyên gia, hành trình tiến tới phát thải ròng bằng không (Net-Zero) không thể chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Đó còn là quá trình tái cấu trúc toàn diện chuỗi giá trị sản xuất, thay đổi mô hình tiêu dùng, ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ dài hạn. Chuyển dịch năng lượng chỉ là một phần trong bức tranh lớn hơn – nơi mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và mỗi người dân đều cần tham gia và thích ứng.
Theo khảo sát từ PwC Việt Nam, có tới 86% doanh nghiệp bày tỏ mối quan ngại đáng kể về những tác động tiêu cực tiềm tàng của thuế quang từ Mỹ. Đặc biệt, ngành sản xuất đang chịu tác động nặng nề hơn từ làn sóng bảo hộ thương mại và những biến động khó lường tại các thị trường xuất khẩu.
Luật Công nghiệp Công nghệ số vừa thông qua vào ngày 14/6, mở ra kỳ vọng lớn cho TP HCM trở thành trung tâm chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, giữa kỳ vọng và thực tế vẫn tồn tại khoảng cách, khi nhiều quy định chưa đủ rõ ràng để doanh nghiệp có thể cất cánh ngay lập tức.
Mới đây (9/6), tại Hội nghị Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có những chia sẻ sâu sắc với Tạp chí Điện Tử Doanh nhân Việt Nam về thực trạng và cơ hội phát triển ngành công nghiệp ô tô nội địa của Việt Nam.
SGICapital kỳ vọng mức thuế quan trung bình trong mức 15% - 20%, với mức thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam; tuy nhiên hiệu ứng tác động của thuế quan sẽ không còn quá lớn lên thị trường tài chính.