Người mua có quyền đòi xem sổ đỏ trước khi chi tiền cọc không

23:33 | 30/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nhiều người muốn xem sổ đỏ trước khi chi tiền đặt cọc hoặc mua nhà, đất để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, không lo bị lừa đảo.
Anh Minh chia sẻ, anh tới coi một ngôi nhà và cảm thấy hài lòng nên muốn xem sổ đỏ trước khi đặt tiền mua. Tuy nhiên, người bán lại từ chối và chỉ cho anh xem bản photocopy vì sợ bị... lừa đảo. Chủ nhà cam kết với anh Minh rằng họ có sổ đỏ riêng, hoàn toàn hợp pháp và chỉ đưa ra bản gốc khi tới văn phòng công chứng làm hợp đồng mua bán nhà. Trước tình hình này, anh Minh không khỏi hoang mang liệu anh có được quyền đòi xem sổ đỏ trước khi đặt cọc hay không.
 
Có quyền đòi xem sổ đỏ trước khi chi tiền cọc không
 
Về trường hợp này, Luật sư Phạm Thanh Hữu (đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn, người mua nhà đất hoàn toàn có quyền được yêu cầu xem sổ đỏ để kiểm tra tính pháp lý trước khi xuống tiền đặc cọc như một cách để tránh rủi ro pháp lý. Trong trường hợp người bán cố tình đưa ra lý do để không cho người mua xem sổ đỏ thì người mua nên cẩn thận trước khi xuống tiền đặt cọc, tránh rủi ro pháp lý hay thiệt hại.
 
Trên thực tế, một số chủ nhà đất muốn lừa dối người mua nên đã không cho xem sổ đỏ trước khi đặt cọc. Những căn hộ, nhà ở hay thửa đất này thường là cac căn hộ chưa có sổ đỏ riêng hoặc nhà đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng,... Nhiều người vì muốn mua, nôn nóng sợ bị "nẫng" mất, lại tin tưởng nên đặt cọc, về sau mới phát hiện ra nhà đất không có sổ đỏ riêng, lại không phải là nhà đất được phép chuyển nhưỡng và đành chấp nhận mất đặt cọc. Có người lại cảm thấy tiếc khoản tiền đặt cọc mua nhà nên vẫn quyết định chi tiền mua nhà bằng "giấy tờ tay".
 
Có quyền đòi xem sổ đỏ trước khi chi tiền cọc không
 
Tuy nhiên, điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, trong trường hợp người bán có chủ ý lừa dối người mua để người mua xuống tiền đặt cọc như trong trường hợp anh Minh thì giao dịch đặt cọc sẽ bị vô hiệu do lừa dối. Khi đó, người mua có quyền từ chối mua phần nhà đất đó và yêu cầu bên nhận đặt cọc trả lại tiền. Nếu không được đáp ứng, người mua hoàn toàn có quyền kiện ra tòa án để tuyên giao dịch đặt cọc vô hiệu và đòi lại tiền.

Bên cạnh đó, Luật sư Quách Thành Lực (Công ty Luật TNHH LSX) cũng tư vấn, để tránh bị lừa đảo khi mua nhà, người mua cần chú ý một số bước cơ bản sau. Trước hết, cần trực tiếp đến xem khu đất, nhà ở cũng như vị trí, khu vực xung quanh,... để đảm bảo có thể đánh giá khách quan về bất động sản đó. Người mua cũng nên kiểm tra, xác thực giấy chứng nhận, giấy tờ bản chính và các giấy tờ khác và có thể yêu cầu người bán đưa hồ sơ để kiểm tra.
 
Khi đặt cọc mua nhà, người mua nên liên hệ với văn phòng công chứng để có thể soạn thảo văn bản đặt cọc hợp pháp. Khi làm hợp đồng chuyển nhượng, người mua cũng nên cùng người bán tới văn phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng, dựa trên hồ sơ các bên cung cấp cũng như thỏa thuận khi mua bán. Sau đó, người mua sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký nhà đất trong vòng 10 ngày để đăng ký trước bạ sang tên nhà đất tại bộ phận 1 cửa tại Văn phòng đăng ký thuộc UBND quận/huyện. TRong vòng 10-15 ngày, người mua đến bộ phận một cửa nộp các khoản lệ phí cần thiết, sau đó lấy biên lai để nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình.
 
 
*Thông tin trên chỉ mang tỉnh tham khảo.
 
 
Linh Chi (t/h)