Nhìn lại 3 dấu ấn đặc biệt trong hành trình đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại của Tổng thống Donald Trump
Chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi bắt đầu điều hành đất nước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều ấn tượng và dấu ấn khó phai đối với nước Mỹ và toàn thế giới.
Nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump chắc chắn đã để lại nhiều dấu ấn. Một số người sẽ chỉ trích ông về việc phá hủy những tiêu chuẩn chính trị truyền thống của mà các đời tổng thống trước đã gây dựng. Một số khác thì sẽ khen ngợi ông vì đã có tầm nhìn mới mẻ trong những chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới, thay đổi cái nhìn của cử tri Mỹ về đảng Cộng hòa. Trong 4 năm đảm đương nhiệm vụ của Tổng thống, ông Donald Trump đã để lại 3 dấu ấn sau đây.
Về Chính trị: 'Chiến tranh Lạnh mới' với Trung Quốc
The Economic Times, di sản lớn nhất ông Donald Trump đã làm được kể từ năm 2016 là đánh giá Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị mới của thế kỷ XXI. Trong thực tế, nhiều quốc gia và các thành viên đảng Dân chủ đối địch cũng dã bị thuyết phục bởi những luận điểm của Tổng thống Donald Trump.
Chính ông đã mở đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc: tố nước này trộm cắm sở hữu trí tuệ, vi phạm luật pháp thế quốc tế, thực hiện hoạt động gián điệp, trộm cắp bí mật quân sự có hệ thống. Những bài phát biểu và tuyên bố của phía Mỹ được nhiều chuyên gia chính trị đánh giá là đang 'châm ngòi' cho một cuộc chiến tranh Lạnh mới.
Để giảm sự bành trướng của Trung Quốc, tổng thống Donald Trump đã cấm các công ty công nghệ Mỹ mua bán các trang thiết bị từ Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn Quốc tế sản xuất chất bán dẫn (SMIC), nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu của nước này. Các ông lớn công nghệ của Trung Quốc như Huawei, Tiktok cũng bị Mỹ áp lệnh trừng phạt khi đặt chân tới quốc gia này.
Tuy nhiên, chiến lược đối phó với Trung Quốc của ông Donald Trump được nhận định là cần sự hỗ trợ của các đồng minh. Nhưng những điều ông Trump làm việc với NATO, EU, Nhật Bản và Ấn Độ lại cho thấy những điều ngược lại: mối quan hệ với các tổ chức đa quốc gia trở nên căng thẳng hơn, Mỹ rút khỏi các hiệp định quốc tế như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Về Kinh tế: Đưa nước Mỹ vĩ đại quay trở lại
Nói về dấu ấn của ông Donald Trump, không thể không nhăc tới khẩu hiệu 'Make America Great Again' của vị tổng thống này xuyên suốt 2 nhiệm kỳ tranh cử tổng thống. Một số chính sách nhằm đưa kinh tế Mỹ giữ vững vai trò đầu tàu của cả nước bao gồm cắt giảm thuế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua. Chính điều này đã giúp ông tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ các cử tri da trắng chưa tốt nghiệp đại học - nhóm cử tri nòng cốt của ông. Nhìn chung, trong 4 năm qua, tổng thống đã đưa nền kinh tế Mỹ lên tầm cao mới cũng như có những động thái cụ thể giám sát "nhất cử, nhất động" của Trung Quốc.
Việc ông Trump bãi bỏ các quy định kiểm soát cũng giúp ích cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong số 225 sắc lệnh bãi bỏ quy định của ông thì có 70 sắc lệnh liên quan đến môi trường. Do đó, một số quy định mới của ông Trump có tác động xấu đến môi trường có thể sẽ bị đảo ngược trong chính quyền tiếp theo của đảng Dân chủ.
Bên cạnh đó, theo New York Post, ông Trump đã làm được nhiều điều cho tầng lớp lao động Mỹ ở mọi sắc tộc. Gói cải cách thuế năm 2017 đã đem tiền bạc quay lại với phần lớn người lao động Mỹ và khiến các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn. Điều này cũng mang đến cú hích cho nền kinh tế khi tiền lương của người lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp thấp ở mức kỷ lục, đặc biệt là đối với những người gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha.
Chính những điều này đã khiến ông Donald Trump nhận được sự ủng hộ của cộng đồng thiểu số hơn bất kỳ ứng viên nào của đảng Cộng hòa từ năm 1960 tới nay.
Về Ngoại giao: những dấu ấn đáng kể
Mặc dù ưu tiên chính sách "Nước Mỹ trên hết" nhưng dưới thời Tổng thống Trump, ông cũng đạt được những dấu ấn nhất định về ngoại giao. Tổng thống Trump là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đặt chân lên Triều Tiên, đồng thời tiến hành hàng loạt các Hội nghị Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Tuy chưa đạt được các mục tiêu thực chất nhưng các động thái trên đã phần nào xoa dịu căng thẳng Mỹ - Triều và mở ra con đường đàm phán ngoại giao cho 2 bên.
Chính quyền ông Trump cũng là trung gian hòa giải cho những thỏa thuận hòa bình đầu tiên ở Trung Đông, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Sudan. Nhiều nước vùng Vịnh khác có thể cũng là các quốc gia tiếp theo tiếp nối động thái này.
Tuy nhiên, nếu như năm 2016 nước Mỹ cần một nhân tố tạo nên sự thay đổi thì năm 2020, sau những cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ, điều nước Mỹ cần lúc này là một nhân tố giữ ổn định. Có lẽ chính ông Trump khi quyết định tranh cử nhiệm kỳ thứ hai cũng chưa lường trước được những yếu tố bất ngờ, ảnh hưởng trực tiếp đến nỗ lực tái đắc cử của mình.
Suốt 4 năm cầm quyền, những chính sách bất ngờ, những động thái phá vỡ các quy chuẩn ngoại giao theo thông lệ hay cách thức Tổng thống Trump định nghĩa lại về đồng minh và kẻ thù của nước Mỹ đã đem đến những phản ứng khác nhau từ các nước.
Di sản của Tổng thống Trump tạo nên những ý kiến trái chiều nhưng rõ ràng có những chiến lược sẽ tiếp tục được những người kế nhiệm kế thừa bởi đó không phải chỉ là dấu ấn của riêng Donald Trump mà còn là tầm nhìn của nước Mỹ trong một thế giới luôn biến động và đầy những điều khó lường như hiện nay.
Lời tiên tri gây sốt về cú lật kèo ngoạn mục của ông Joe Biden trước Tổng thống Donald Trump
Xem thêm: Chuyên gia cắt nghĩa về ẩn ý chính trị thể hiện qua phong cách thời trang của bà Kamala Harris
Thùy Dương