Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực tháng 12/2020: Làm mất hóa đơn bị phạt tới 10 triệu

08:51 | 29/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Làm mất hóa đơn bị phạt tới 10 triệu, khai sai số tiền mang khi xuất cảnh bị phạt đến 50 triệu, tăng mức xử phạt đưa tin sai trên báo chí,... là những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực tháng 12/2020.

Làm mất hóa đơn bị phạt tới 10 triệu

 
Trước đó vào ngày 19/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2020 xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, trong đó có quy định mức phạt về hành vi làm mất hóa đơn. Nghị định này sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12 tới đây.
 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực tháng 12/2020
 
Theo đó, nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng có tình tiết giảm nhẹ hoặc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán lập háo đơn khác thay thế thì bị phạt cảnh cáo.
 
Nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn lập (liên giao cho khách hàng) thì phạt 3-5 triệu đồng.
 
Nếu làm mất, cháy. hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua từ cơ quan thuế nhưng chưa lập phạt 4-8 triệu đồng.
 
Các trường hợp không thuộc các trường hợp trên, phạt hành chính từ 8-10 triệu đồng.
 

Khai sai số tiền mang khi xuất cảnh bị phạt đến 50 triệu

 
Nghị định 128/2020 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hải quan quy định các mức phạt đối với người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số tiền, vàng mang ra nước ngoài vượt quá mức quy định sẽ có hiệu lực vào ngày 10/12 tới đây.
 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực tháng 12/2020
 
Theo đó, người xuất cảnh nếu mang số tiền, vàng vượt quá 5-10 triệu đồng sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng; mang số tiền, vàng vượt quá giá trị từ 30-70 triệu đồng phạt từ 5-15 triệu đồng; Nếu mang tiền, vàng vượt quá giá trị từ 70-100 triệu đồng thì phạt hành chính 15-25 triệu đồng. Trong trường hợp người xuất cảnh mang số tiền, vàng vượt quá giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt 30-50 triệu đồng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 

Xử phạt đưa tin sai trên báo chí

 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực tháng 12/2020
 
Nghị định 119/2020 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12. Theo đó, nghị định đã tăng mức mạnh mức phạt về việc đưa đưa hoặc đăng tải thông tin sai sự thật trên báo chí.
 
Nếu gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng, cơ quan báo chí bị phạt 5-10 triệu đồng (trước đó là 1-3 triệu đồng). Nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng, cơ quan báo chí bị phạt là 50-70 triệu đồng (trước đây là 5-10 triệu đồng). Nếu gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, mức phạt hành chính lên tới 70-100 triệu đồng (trước đây mức phạt chỉ là 20-30 triệu đồng). Với cả 3 trường hợp này, cơ quan báo chí đều phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đưa.
 
Đáng chú ý, trong trường hợp gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, tờ báo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1-12 tháng (trước đây khoảng thời gian này là từ 1-3 tháng).
 
Nghị định 119 cũng quy định nếu vi phạm một trong các hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng; minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp làm người đọc hiểu sai nội dung thông tin; đăng, phát ảnh cá nhân mà không có sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
 

Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế

 
Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại Nghị định 126/2020 quy định một số điều tại Luật Quản lý thuế. Theo đó, tại khoản 2 điều 30 của Nghị định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người từng nộp thuế. Thông tin này bao gồm: Tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.
 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực tháng 12/2020
 
Trong trường hợp cần thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, ngân hàng sẽ cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế.
 
Cơ quan quản lý thuế sẽ có trách nhiệm bảo mật thông tin, đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của các thông tin.
 

Kiểm tra nữ tử tù có thai hay không trước khi tử hình

 
Theo Thông tư liên tịch số 02/2020 quy định việc phối hợp tổ chức thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc, phải kiểm tra nữ tử tù có thai hay không trước khi tử hình.
 
Cụ thể, nếu người bị thi hành án tử là nữ, sau khi nhận đủ hồ sơ để thi hành bản án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải yêu cầu ra lệnh trích xuất người bị kết án tử hình tới bệnh viện có thẩm quyền để kiểm tra, xác định người này có thai hay không.
 
Ngoài ra, trong trường hợp người bị thi hình án tử chết trước khi tử hình (trong thời gian giam giữ chờ thi hành án hoặc trên đường áp giải tới điểm tử hình) thì phải xác nhận nguyên nhân chết, sau đó khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì cần thông báo cho người có đơn đề nghị tới nhận tử thi của người này về mai táng hoặc tổ chức mai táng.
 

Lương giảng viên đại học công lập đến 11,92 triệu/tháng

 
Thông tư 40 của Bộ Giáo dục-Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ có hiệu lực vào ngày 12/12 tới đây.
 
Thông tư đề cập đến chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy tại các trường đại học công lập bao gồm: Giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giảng viên, trợ giảng.
 
Cụ thể, giảng viên cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00. Dựa trên mức lương cơ sở năm 2021 (1,49 triệu/tháng), mức lương cụ thể với giảng viên sẽ từ 9,238 triệu đồng/tháng đến 11,92 triệu đồng/tháng.
 
 
 
Linh Chi (t/h)