Những thực tế cay đắng đằng sau ánh hào quang khi trở thành nhà sáng lập của startup

12:47 | 03/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đằng sau những ánh hào quang của việc trở thành một nhà sáng lập startup, ít ai biết rằng họ cũng phải đánh đổi rất nhiều để có thể đạt được thành công
Tạo ra một công ty riêng là tham vọng mà nhiều người trong chúng ta ấp ủ. Nó có thể mang lại sự tự do vô song, một di sản lâu dài, uy tín, sự giàu có và khả năng làm điều tốt cho xã hội. Trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội và truyền thống, thành công của các nhà sáng lập lớn và nhỏ được ca ngợi hàng ngày khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhiều doanh nhân đã cố gắng nhiều nằm để thể hiện sự chăm chỉ đột phá và xây dựng đế chế thành công đáng kinh ngạc của họ. Từ những điều này mà nhiều người tin rằng những nhà sáng lập đang sống trong "giấc mơ".
 
Tất nhiên, như với hầu hết mọi hình ảnh được mỹ miều hóa trên truyền thông, thực tế có thể hoàn toàn không giống vậy. Ít khi người ta nói đến cái giá phải trả của việc trở thành một người sáng lập - điều đã và đang tác động đến sức khỏe tinh thần của họ mỗi ngày.
 
Cái giá phải trả khi trở thành nhà sáng lập startup
Hình ảnh minh họa
 
Một nghiên cứu gần đây của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho thấy 72% doanh nhân bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần. Con số này so với 48% dân số nói chung. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến những người thân của họ - 23% doanh nhân báo cáo rằng họ có các thành viên trong gia đình gặp vấn đề tâm lý, cao hơn 7% so với các mối quan hệ của những người không phải doanh nhân.
 
Thực tế cho thấy rằng trở thành nhà sáng lập là một công việc vốn dĩ rất cô đơn, phải đối mặt với áp lực cao và sự không chắc chắn bao trùm mọi quyết định. Không chỉ dừng lại ở đó, nỗi sợ thất bại luôn hiện hữu khiến tinh thần của họ trở nên căng thẳng quá độ. Nếu không được giải quyết, những vấn đề này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
 
Cái giá phải trả khi trở thành nhà sáng lập startup
Hình ảnh minh họa
 
Sự thật khó tin là tình hình dường như đang trở nên tồi tệ hơn. Một nghiên cứu tương tự được thực hiện vào năm 2015 bởi Tiến sĩ Michael A. Freeman cho thấy tỷ lệ các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở những người sáng lập thấp hơn - ở mức 50%. Mặc dù so sánh các nghiên cứu khác nhau là không chính xác, nhưng chúng ta chỉ cần nhìn vào suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây thiệt hại cho nhiều công ty như thế nào và làm việc tại nhà đã góp phần tạo ra cảm giác bị cô lập như thế nào, để biết rằng môi trường cho các công ty khởi nghiệp đã trởn nên khó khăn hơn trong năm nay. Thêm vào sự kết hợp này là cách phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục thúc đẩy một sự tôn sùng không lành mạnh đối với văn hóa hối hả và những câu chuyện hoang đường.
 
Một số nhà sáng lập đã chia sẻ với TechCrunch rằng họ thường xuyên có cảm giác hụt ​​hẫng và tội lỗi khi so sánh mình với những bậc thầy khởi nghiệp luôn ăn mừng vì được làm việc 24/7, liên tục bán hàng, huy động tiền hoặc kiếm hàng triệu USD. Họ cảm thấy họ nên làm việc chăm chỉ hơn hoặc làm tốt hơn - giống như tất cả những người mà họ đã đọc.
 
Cái giá phải trả khi trở thành nhà sáng lập startup
Hình ảnh minh họa
 
Vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Bước đầu tiên là nói về nó. Điều này có nghĩa là có một môi trường mà các nhà sáng lập có thể thành thật rằng không phải lúc nào mọi thứ cũng ổn. Nói chuyện với một người lãnh đạo khác, không phải về mối quan tâm thương mại, mà về những lo lắng cá nhân có thể được tiết lộ. Họ sẽ nhận thấy rằng những mối quan tâm, lo lắng và không chắc chắn mà họ cảm thấy gần như là phổ biến.
 
Những người sáng lập có kinh nghiệm có thể hỗ trợ cho những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ, cả thất bại và thành công, và tiết lộ một số cơ chế đối phó của họ. 
 
Tiếp theo, là vấn đề văn hóa và huyền thoại xung quanh việc trở thành người sáng lập. Các chủ doanh nghiệp cần biết rằng nhiều “câu chuyện thành công” phi thường mà họ thấy chỉ có khả năng xảy ra như một hạt cát giữa một sa mạc.
 
Xét cho cùng, thành công trong bối cảnh khởi nghiệp chỉ là tương đối. Đối với một số người, sở hữu một doanh nghiệp nhỏ giúp họ có thu nhập khá với cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống là mục tiêu. Đối với những người khác, nó chỉ đơn giản là có thể làm những gì họ yêu thích theo cách họ muốn. Quan trọng là những người sáng lập phải giữ vững mục tiêu và tham vọng của họ và bỏ qua những ồn ào mà họ nghe thấy trên mạng.
 
Cái giá phải trả khi trở thành nhà sáng lập startup
Hình ảnh minh họa
 
Theo Tech Crunch, nhãn "kỳ lân" được gắn với các startup thường xuyên đến nỗi nhiều người không nhận ra rằng đó chỉ đơn giản là một mức định giá mà một vài nhà đầu tư đã đưa ra cho một công ty. Nó không phản ánh liệu doanh nghiệp có thực sự thành công theo nghĩa truyền thống, tức là kiếm tiền hay không. Nói chung, bối cảnh khởi nghiệp tôn vinh và thần tượng những người sáng lập có công lớn hoặc đạt được “trạng thái kỳ lân” - người ta ít nói về hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng nhân sự, phát triển và cấp bằng sáng chế công nghệ mới, kiếm lợi nhuận nhỏ và nộp thuế.
 
Với thất bại, không thể phủ nhận rằng viễn cảnh này sẽ rất tệ khi các founders đã cống hiến nhiều năm của cuộc đời mình, tiêu rất nhiều tiền và sở hữu đội ngũ nhân viên dựa vào họ. Tuy nhiên họ chỉ nên đơn giản coi thất bại là một phần của quá trình nên hãy giải quyết và nói về sự thật này một cách cởi mở. 
 
Bất chấp những thiếu sót còn tồn tại, khởi nghiệp nói chung vẫn được xem là một trong những ngành công nghiệp tiến bộ, hợp tác và cởi mở nhất trên thế giới. Những yếu tố này phù hợp một cách lý tưởng để giải quyết những vướng mắc và các nhà sáng lập nên dành thời gian để chăm soc sức khỏe tinh thần cũng như tạo ra mạng lưới hỗ trợ đảm bảo mọi người không phải chịu đựng một mình.
 
 
Thanh Thùy