Phạm Nhật Vượng: Từ đại gia bất động sản hạng sang Việt Nam đến tỷ phú thế giới
Trong những năm gần đây, "Phạm Nhật Vượng" và "Vingroup" luôn nằm trong top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google cùng nhiều sự kiện đình đám như: Bất động sản Vinhome, khánh thành hạng mục đầu tiên của tòa nhà chọc trời Landmark, smartphone Vsmart lên kệ tại Mỹ, ra mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu dòng xe máy điện VinFast, ra mắt điện thoại thông minh Vsmart,…
Tuy nhiên, thành công nào cũng phải đánh đổi bằng những cố gắng, kiên định, thậm chí cả thất bại và mất mát. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng không ngoại lệ.
Khởi nghiệp từ mỳ gói
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có quê gốc tại Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại Hà Nội vào ngày 5 tháng 8 năm 1968 (53 tuổi). Ông là con cả trong gia đình, có bố là Phạm Nhật Quang - một quân nhân phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mẹ ông là công nhân quốc phòng, khi về hưu, bà mở hàng nước ở đầu ngõ.
Năm 1985, ông Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp tại trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội sau nhiều năm theo học. Sau đó, ông thi đỗ trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và nhận được học bổng du học ngành kinh tế địa chất ở Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.
Bắt đầu từ năm thứ 3, ngay tại xứ người, ông đã thử kinh doanh. Chính việc này là bệ phóng để ông có thể trở thành người thay đổi và phát triển công nghệ cũng như trên mọi lĩnh vực tại Việt Nam.
Thời gian đầu khi mới kinh doanh, ông thuê một phòng để buôn bán áo ấm và có được số tiền nhất định. Tuy nhiên, thị trường thay đổi cùng với việc thiếu kinh nghiệm, một khoảng thời gian sau ông phá sản.
Phải đến năm 1993, ông bắt đầu sản xuất một nhãn hiệu mỳ ăn liền có tên là “Mivina”. Tình hình kinh doanh thuận lợi giúp ông nhanh chóng trả hết khoản vay 100.000 USD với lãi suất 8%/tháng ban đầu. Tới năm 1996, sản lượng tăng lên một triệu gọi/năm và tới năm 2004 thì nó đã chiếm tới 97% thị phần thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nhân đó, ông tiếp tục mở rộng sản xuất thêm một số loại thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói khác.
Đến năm 2010, ông Vượng có trong tay 2 nhà máy với doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm với gần 2.000 công nhân viên. Công ty sản xuất đồ ăn nhanh này cuối cùng được bán cho Nestle S.A của Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD để ông tập trung hoàn toàn vào đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam.
Tạo nên thương hiệu bất động sản tỷ USD
Cuối năm 2009, sau khi chuyển trụ sở từ Ukraina về Hà Nội, Việt Nam, Tập đoàn Technocom chính thức đổi tên thành Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, thường được biết đến với cái tên Vingroup.
Từ 2 dự án đầu tiên mang tính biểu tượng là Vinpearl Nha Trang và Vincom Bà Triệu, Vingroup đã lớn mạnh với tốc độ cực kỳ nhanh chóng trong suốt 2 thập niên đầu thế kỷ 21. Trong lĩnh vực bất động sản, hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng của tập đoàn này đã ra đời và thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị cũng như khu du lịch tại Việt Nam.
Sự thành công nhanh chóng của lĩnh vực bất động sản của Vingroup tạo đà giúp doanh nghiệp này mở rộng ra hàng loạt lĩnh vực khác trong hệ sinh thái khép kín mang họ "Vin" gồm: Trung tâm thương mại Vincom, Bệnh viện VinMec, trường học VinSchool-VinUni, siêu thị Vinmart (hiện đã bán cho Masan), điện thoại Vsmart,…
Năm 2013 được xem là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện của Vingroup, mặc dù thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ khó khăn, thế nhưng tập đoàn này vẫn đồng loạt khai trương 2 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Times City và Royal City. Đồng thời Vingroup còn bán dự án Vincom Center A tại TP.HCM với giá 9.800 tỷ đồng.
Bên cạnh dấu ấn về những công trình nghìn tỷ thì tỷ phú bất động sản hạng sang Việt Nam Phạm Nhật Vượng cũng tấn công vào thị trường bán lẻ thông qua nhiều thương vụ M&A lớn, thậm chí có những thương vụ mặc dù bên bán chưa muốn chuyển nhượng nhưng với quyết tâm thâu tóm Vingroup không ngần ngại đưa ra những mức giá có hời, khiến họ không thể từ chối, vì thế từ năm 2014 Vingroup đã sở hữu hàng loạt thương hiệu như: Ocean Mart, trung tâm triển lãm Giảng Võ, Maximark, VinatexMart…
Và số tiền ước tính Vingroup chi cho mục đích thu mua những khu đất vàng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả miền Tây cũng không thoát khỏi sự tính toán của đại gia bất động sản hạng sang Việt Nam đã vượt qua con số 1 tỷ USD.
Thực tế cho thấy, tại các khu đô thị Vingroup đang xây dựng giá bán luôn cao hơn mặt bằng chung từ 10-30%. Tuy nhiên, các sản phẩm bất động sản nhà ở mang thương hiệu Vinhomes đều được đầu tư với tiện ích đồng bộ về tiện ích và cảnh quan. Dịch vụ quản lý toà nhà cũng được đánh giá chất lượng 5 sao. Chính vì vậy, dù nhà của Vingroup bán cao nhưng thanh khoản trên thị trường luôn rất tốt.
Thống kê cho thấy giai đoạn 2018-2020 thị trường căn hộ chung cư cao cấp trầm lắng, thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn chèo lái Vingroup với hướng xây dựng những khu căn hộ cao cấp xa trung tâm hình thành các khu trung tâm vệ tinh như Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm), Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm), Vinhomes Grand Park (quận 9) nhắm đến những tầng lớp khách hàng trẻ và có điều kiện kinh tế khá giả.
Kết quả, năm 2020 trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, Tập đoàn Vingroup bao gồm Vinhomes và các công ty con đã lập kỉ lục với 54.100 căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại được bàn giao, tính cả số căn bán lẻ và tương đương bán lẻ trong các giao dịch bán lô lớn.
Năm 2020, doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 12% từ 64.505 tỷ đồng lên 72.167 tỷ đồng năm 2020 do trong năm Tập đoàn tiến hành bàn giao nhiều tại các dự án Đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park. Tỷ lệ lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng bất động sản năm 2020 đạt 39%.
Trở thành tỷ phú thế giới
Nếu lấy tiền là thước đo cho sự thành công của một người đàn ông thì Phạm Nhật Vượng là một trong số những người Việt thành đạt nhất. “Soi” tài sản của ông, chỉ nhìn vào hệ thống các công trình quy mô lớn ở nhiều tỉnh thành khắp cả nước cũng đủ để thán phục vô cùng.
Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng từng là cái tên giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời cũng là người giàu thứ nhì cả nước với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, sau khi Vinpearl tiến hành niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM vào năm 2007.
Đến năm 2013, vị tỷ phú lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới được tạp chí Forbes điểm danh với khối tài sản lên tới 1,5 tỷ USD. Sáu năm sau, cái tên Phạm Nhật Vượng đã nhanh chóng tiến hành tới vị trí Top 200 tỷ phú thế giới năm 2019 với 8,3 tỷ USD, đứng thứ 198 theo thời gian thực (Real time net worth 12/8/2019).
Tháng 4 năm 2020, ông đã vươn lên vị trí người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 286 trên thế giới với 5.6 tỷ USD. Con số này chủ yếu được thống kê dựa trên những phần công khai quy đổi bằng cổ phiếu đang nắm giữ trong tay ông chủ Vingroup. Ngoài ra, những tài sản khác của vị tỷ phú kín tiếng nhất nhì trong làng doanh nhân Việt này vẫn không hề được công khai.
Trong báo cáo tài chính mới đây nhất, ông Phạm Nhật Vượng đã liên tiếp rút vốn khỏi 2 doanh nghiệp lớn, đó là The CrownX (rút hoàn toàn với 5.538,3 tỷ đồng giá gốc) và Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex (rút 50% số cổ phiếu nắm giữ). Có thể thấy, nguồn tài sản mà Chủ tịch Vingroup nắm giữ sẽ có sự thay đổi theo các báo cáo tài chính sắp tới.
Đầu tháng 4 năm 2021, bộ đôi cổ phiếu Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) đã lần lượt tăng giá trị lên 5,7% và 2,9%, xác lập đỉnh cao mới. Như vậy, tài sản ông Vượt đạt khoảng 253.000 tỷ đồng (gần 11 tỷ USD). Tổng tài sản của Chủ tịch Vingroup tăng lên mức 9 tỷ USD theo Forbes cập nhật, xếp hạng 262 thế giới.
Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng cũng đã trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tài sản của ông Vượng ngày càng tăng mạnh trong bối cảnh cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup liên tục tăng giá. Đồng thời cổ phiếu của Công ty Vincom Retail vừa được niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tăng giá mạnh.
Hà Lan