Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tình trạng dân di cư tự do giảm 10 lần sau 5 năm

17:24 | 06/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu, tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên đã giảm mạnh trong những năm gần đây.

Tình trạng dân di cư tự do trước Nghị quyết 113

 
Trước đó, Chính phủ đã trình Quốc hội báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 về việc giải quyết tình hình dân di cư tự do các vùng miền núi và trung du. Theo báo cáo, trước khi ban hành Nghị quyết, tình trạng dân di cư tự do với số hộ lớn đã lên tới hàng chục nghìn, đặc biệt là sau năm 1990. Hầu hết là dân di cừ từ các tỉnh miền núi phía Bắc tới Tây Nguyên, chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Mông, Dao, Tày,...
 
Tình trạng dân di cư tự do giảm mạnh
 
Trong giai đoạn 1996-2000 có hơn 15.000 hộ di cư tự do/năm, đến giai đoạn 2005-2014 giảm còn 4-5000 hộ dân di cư tự do/năm. Tình trạng này đã khiến phá vỡ quy hoạch dân cư, quy hoạch sử dụng đất, vùng sản xuất, hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
 
Theo SGGP, một trong những ví dụ điển hình là tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào năm 2011, lợi dụng việc chưa giải quyết một số khó khăn, bức xúc về đời sống, sản xuất của đồng bào kịp thời, các thế lực thù địch đã tuyên truyền xuyên tạc, kích động, lừa gạt, tụ tập trái phép khoảng 7.000 người dân tộc Mông ở các tỉnh vùng Tây Bắc và một số tỉnh vùng Tây Nguyên di cư tự do đến đây.
 
Số hộ dân di cư tự do đã giảm mạnh

 

Dù vậy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 113/2015, tình trạng dân di cư tự do đã giảm mạnh. Báo cáo tại phiên họp Quốc hội ngày 6/11, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay, về công tác giải quyết tình hình di cư tự do, trong các năm gần đây, tình trạng di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên đã giảm mạnh. Giai đoạn 2015-2020 chỉ còn 3.307 hộ di cư tự do (trong đó miền núi phía Bắc là 1.267 hộ và Tây Nguyên là 2.040 hộ), giảm trên 10 lần so với giai đoạn trước. Nhiều huyện, xã tại Tây Nguyên trước đây là điểm nóng về dân di cư tự do thì vài năm gần đây đã không còn dân di cư mới đến.
 
Tình trạng dân di cư tự do giảm mạnh
 
Tuy nhiên, Phó thủ tướng thừa nhận, do nguồn vốn được bố trí còn hạn chế, nhiều dự án dở dang, chưa hoàn thành, người dân thiếu đất sản xuất, đời sống còn nhiều khó khăn, nhiều hộ dân di cư tự do chưa có chỗ ở ổn định theo quy định quy hoạch nơi đến. Nhiều người chưa được cấp sổ hộ khẩu, chưa được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Mặt khác, thu nhập người dân vùng di cư tự do chưa đạt bằng 50% bình quân của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đa phần người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng bình quân diện tích đất ở, đất phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống văn hóa sinh hoạt nghèo nàn.
 
Tình trạng dân di cư tự do giảm mạnh
 
Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu, hết năm 2025 cơ bản sẽ không còn tình trạng dân di cư tự do, bố trí toàn bộ các hộ dân di cư tự do (khoảng 20.308 hộ trong đó có 18.396 hộ tại Tây Nguyên) vào các điểm dân cư theo quy hoạch. Dự kiến đến năm 2030 sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định và phát triển sản xuất bền vững cho hộ dân di cư tự do.
 
Thời gian qua, Chính phủ các bộ ngành đã nghiêm túc triển khai các nghị quyết của Quốc hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhiều việc đã cơ bản hoàn thành một số việc mang tính chất thường xuyên lâu dài, đang được triển khai tích cực, tuy nhiên vẫn còn những việc triển khai còn chậm chưa đạt được yêu cầu đề ra. Nguyên do là có bất cập trong cơ chế chính sách triển khai, chưa quyết liệt, chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực cần thiết và cần có thời gian.
 
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành địa phương nỗ lực hơn nữa tiếp tục triển khai, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới, nhất là những nội dung còn hạn chế, yếu kém.
 
 
 
Linh Chi