Sabeco lãi ròng quý 4 đến 41% ở mức 1.534 tỷ đồng

19:41 | 27/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Sabeco dù lãi ròng quý 4 lên đến 1.534 tỷ đồng nhưng doanh thu lại giảm 19% xuống 7.865 tỷ đồng.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 với doanh thu thuần đạt 7.865 tỷ đồng, giảm 19% so với quý IV/2019.
 
Theo giải trình, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bão lũ miền Trung và Nghị định 100 đã làm doanh thu sụt giảm. Trong kỳ, giá vốn hàng bán giảm 25% xuống 5.397 tỷ đồng, mức giảm nhiều hơn doanh thu thuần nên lãi gộp ghi nhận 2.468 tỷ đồng, giảm 3%. Biên lãi gộp theo đó được cải thiện ở mức 31% so với 26% cùng kỳ năm ngoái.
 
Trừ đi các chi phí hoạt động được tiết giảm, Sabeco báo lãi 1.534 tỷ đồng sau thuế, tăng 41% so với cùng kỳ và ghi nhận con số lợi nhuận quý cao kỷ lục. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.466 tỷ đồng, tăng 45%.
 
Sabeco lãi ròng quý 4 đến 41% ở mức 1.534 tỷ đồng
Kết quả kinh doanh của Sabeco qua các năm
 
Lũy kế năm 2020, Sabeco ghi nhận 27.961 tỷ đồng doanh thu thuần, 4.937 tỷ đồng lãi sau thuế và 4.723 tỷ đồng lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ, lần lượt giảm 26%, giảm 7% và giảm 6% so với năm 2019. Thu nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 7.133 đồng. Kết quả này đã giúp công ty vượt 17% kế hoạch doanh thu năm và vượt 52% chỉ tiêu lãi sau thuế năm 2020.
 
Theo thuyết minh, đóng góp phần lớn vào việc doanh thu thuần năm 2020 giảm mạnh đến từ doanh thu bán bia giảm gần 8.000 tỷ đồng. Các nguồn doanh thu bán nguyên vật liệu, bán nước giải khác và bán rượu có cồn cũng đồng loạt giảm. Trong năm 2020, dù kiểm soát chi phí nhưng Sabeco vẫn tiếp tục đẩy mạnh chi phí quảng cáo và khuyến mãi thêm 6% lên 1.563 tỷ đồng, chiếm 55% cơ cấu chi phí bán hàng.
 
Tổng Giám đốc Neo Gim Siong Bennett đã chia sẻ, đề cập đến một "cửa sáng" cho Sabeco trong "năm COVID-19 thứ nhất" là phát triển kênh phân phối bán hàng mang về nhà. Ngoài ra, Sabeco cũng cân nhắc cắt giảm các chi phí không cần thiết để tập trung vào các mảng quan trọng, tạo điều kiện để công ty xoay xở trong đại dịch.
 
Sabeco lãi ròng quý 4 đến 41% ở mức 1.534 tỷ đồng
Báo cáo tài chính Sabeco
 
Về tình hình tài chính, tổng tài sản của Sabeco đến hết năm 2020 xấp xỉ 27.375 tỷ đồng, tăng 412 tỷ đồng so với cuối năm 2019. Trong đó, tiền và các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm chiếm 63% cơ cấu tài sản, hơn 17.273 tỷ đồng, tăng 13.158 tỷ đồng, chủ yếu là khoản tiền gửi kỳ hạn 3 - 12 tháng.
 
Tổng các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho ghi nhận 2.037 tỷ đồng, giảm gần 20% và chiếm 7% tổng tài sản, phần lớn nhờ khoản giảm của hàng tồn kho. Công ty ghi nhận khoảng 342 tỷ đồng nợ xấu tính đến cuối năm 2020. Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả của công ty xấp xỉ 6.160 tỷ đồng, chiếm 23% tổng nguồn vốn, đã giảm 10% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ đi vay của Sabeco ghi nhận 975 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm.
 
Nhận định về triển vọng ngành bia năm 2021, Chứng khoán SSI cho rằng, đà phục hồi sẽ tiếp tục, nhưng nhu cầu dự báo sẽ chỉ trở lại mức trước Covid vào năm 2022 mà không phải 2021.

Về triển vọng tăng trưởng, đối với SAB, vào năm 2021, SSI ước tính doanh thu phục hồi 22,1% so với mức thấp năm 2020, với giá bán trung bình tăng 2% do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm.nLNST ước tính 5,4 nghìn tỷ đồng (+19,4% so với cùng kỳ). Mặc dù doanh thu năm 2021 có thể thấp hơn mức năm 2019, nhưng LNST có khả năng vượt năm 2019 do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện.

Về tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu, SSI dự báo lần lượt là 11% và 10,5% cho năm 2020 và 2021, cao hơn mức trong quá khứ (từ 7,6% -9,9% trong giai đoạn 2015-2019). Trong khi chi phí cho kênh on-premise có thể giảm trong giai đoạn hậu Covid, SAB có khả năng tăng chi phí để phát triển sự hiện diện trong kênh thương mại hiện đại, nơi các đối thủ đã cạnh tranh rất mạnh.
 
Nguyễn Dung