Sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ tăng mạnh tại Trung Quốc nhưng triển vọng bất động sản vẫn mịt mù
Sản lượng công nghiệp so với cùng kì năm ngoái trong tháng 10 đã tăng 3,5%, tăng 3,1% so với tháng 9. Doanh số bán lẻ cũng được cải thiện.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã có sự hồi phục đầy ấn tượng sau đại dịch Covid-19 vào năm ngoái, nhưng kể từ đó đã mất đà hồi phục khi các lĩnh vực sản xuất giảm tốc và các vấn đề nợ trên thị trường bất động sản ccoongj với tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Louis Kuijs, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, cho biết: “Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu trong tháng 10, do sự ảnh hưởng của việc suy thoái bất động sản”
Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy doanh số bán lẻ tăng nhanh ngay cả khi Trung Quốc đã áp đặt một số các hạn chế mới để chống lại làn sóng Covid-19 lây lan tốc độ nhanh ở miền Bắc nước này.
Doanh số bán lẻ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10, cao hơn so với kỳ vọng tăng trưởng 3,5% và sau khi tăng 4,4% trong tháng 9.
Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết “Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 đã buộc nhiều thành phố phải thắt chặt các hạn chế đi lại, điều này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành dịch vụ trong tháng 11. Thêm vào đó, sự suy thoái của thị trường bất động sản cũng đang ngày càng trở lên tồi tệ hơn”
Dữ liệu của NBS cũng cho thấy, đầu tư bất động sản tiếp tục chậm lại từ tháng 1 đến tháng 10, các công trình xây dựng mới cũng giảm nhiều.
Thị trường bất động sản của Trung Quốc không ổn đinh bởi cuộc khủng hoảng nợ ngày càng nghiêm trọng khi các tập đoàn bất động sản khổng lồ như China Evergrande và Kaisa Group đang phải vật lộn với vỡ nợ.
Theo các nguồn tin của Reuters, ngân hàng Trung Quốc có thể thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế, vì tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự khủng hoảng nhiên liệu ở các công xưởng có thể dẫn đến lạm phát kèm suy thoái.
Đầu tư tài sản cố định tiếp tục chững lại, chỉ tăng 6,1% trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 7,3% từ tháng 1 đến tháng 9.
Tại một cuộc họp giao ban tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của NBS Fu Linghui cho biết: “Dấu hiệu của lạm phát kèm suy thoái có thể là do các yếu tố ngắn hạn như giá hàng hoá nhập khẩu tăng cao”. Ông cho rằng “các chính sách kinh tế vĩ mô đã gần đi đến bước ngoặt. Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ thúc đẩy các chính sách tài khoá vào cuối năm để ổn định xu hướng suy yếu trong đầu tư”.
Thu Hằng (theo Reuters)