Sáp nhập các tỉnh, thành: Bộ Nội vụ lên tiếng!
Nội dung trên được đưa ra trong buổi họp cung cấp thông tin cho báo chí về việc sắp xếp đơn vị hành chính được diễn ra trong sáng ngày 19/7.
Hiện tại, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 653/2019/UNTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chí và phân loại đơn vị hành chính để xây dựng Báo cáo tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng trả lời về vấn đề sáp nhập các tỉnh - Ảnh: Chinhphu.vn
Đồng thời, Bộ cũng đang có ý định đề nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQ13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chí và phân loại đơn vị hành chính. Đây là dự thảo lần đầu sửa đổi tiêu chuẩn sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn sắp tới.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết thêm, về vấn đề sáp nhập bất cứ đơn vị hành chính cấp tỉnh nào thì cơ quan chưa đưa ra danh sách hay đề nghị nào lên Chính phủ.
Bởi đây là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu thấu đáo, thận trọng, kỹ lưỡng, trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Ngoài ra việc sắp sếp lại còn liên quan đến các vấn đề an ninh quốc phòng, văn hóa… Đề án sẽ còn phải làm rất nhiều bước, nhiều chiều, cần nhiều thời gian đánh giá tác động qua nhiều vòng thẩm tra.
Chuyên gia nói gì?
Tờ Tuổi trẻ đã phỏng vấn nhiều chuyên gia để hỏi về vấn đề sáp nhập cơ quan hành chính là đơn vị cấp tỉnh.
Theo ông ông Nguyễn Văn Pha - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - nhận định nếu cứ lăn tăn với bài toán sáp nhập xong bố trí cán bộ thế nào sẽ không bao giờ làm được. Ông khẳng định mạnh mẽ: "Bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay".
Ảnh minh họa
Lý do là bởi điều kiện hạ tầng của nước ta trong giai đoạn hiện tại đã phát triển lên một tầm cao mới. Ông Pha cho rằng bài toán về con người nhất là vấn đề liên quan đến năng lực của quản lý của địa phương cần được xem trọng. Vấn đề cần khắc phục chính là hiện tượng phân bổ biên chế cán bộ, công chức theo kiểu dàn đều, huyện rộng cũng như huyện hẹp; không hợp lý bởi sau khi sáp nhập rõ ràng địa bàn quản lý rộng hơn thì việc cân đối thêm biên chế cho phù hợp với khối lượng công việc là cần thiết.
Còn theo luật sư Nguyễn Tiến Lập - Đoàn luật sư TP Hà Nội - nêu quan điểm rằng việc sáp nhập tỉnh nếu chỉ nghĩ đơn giản là giảm đầu mối hành chính thì sẽ không hiệu quả bằng giảm số lượng cán bộ, công chức trong bộ máy. Tinh gọn biên chế, giảm chi ngân sách là vấn đề quan trọng hơn cần làm lúc này.
Những tỉnh nào có thể bị sáp nhập? Trong dự thảo báo cáo, tờ trình và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để lấy ý kiến người dân của Bộ Nội vụ thì sẽ có những tiêu chuẩn cho đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Với tiêu chuẩn cấp tỉnh, sẽ có hai loại tỉnh miền núi, vùng cao và còn lại. Trong đó, quy mô dân số của tỉnh miền núi, vùng cao, có quy mô dân số từ 900 nghìn người trở lên. Trường hợp tỉnh có diện tích tự nhiên rộng từ 150% trở lên so với mức tiêu chuẩn được quy định thì quy mô dân số từ 700 nghìn người trở lên. Các địa phương phải đáp ứng tiêu chuẩn dân số từ 1,4 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên trên 5.000 km2 thì mới được công nhân là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Như vậy, các tỉnh không đáp ứng được các tiêu chí trên và có thể bị sáp nhập gồm: Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê, có 5 tỉnh ít dân nhất là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây nguyên, gồm: Bắc Kạn (314.000 người), Lai Châu (460.000 người), Cao Bằng (530.000 người) Kon Tum (540.000 người) và Đắk Nông (622.000 người). Về diện tích tự nhiên, những tỉnh có diện tích nhỏ là: Bắc Ninh (822,7 km2), Hà Nam (860,9 km2), Hưng Yên (930,2 km2), Vĩnh Phúc và Đà Nẵng (1.284,9 km2). |
H.S
Xem thêm: Hà Nội `đìu hiu` sau công điện khẩn chống dịch COVID-19