SeABank trước thềm niêm yết: 27 cổ đông sở hữu gần 84% vốn, lợi nhuận tăng trưởng 66%/năm

15:01 | 16/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngày 24/3 tới đây, gần 1,21 tỷ cổ phiếu SSB của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sẽ chính thức được giao dịch trên HOSE. SeABank là ngân hàng thứ hai lên HOSE và là nhà băng thứ ba niêm yết cổ phiếu trong năm nay

SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?

 


SeABank được thành lập vào tháng 3/1994 với số vốn ban đầu là 3.000 tỷ đồng. Trải qua 21 đợt tăng vốn, vốn điều lệ của ngân hàng hiện tại đã tăng lên 12.087 tỷ đồng.
 
Trong 3 năm trở lại, SeABank đã đạt được những con số kết quả kinh doanh tương đối tích cực.

Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020, lợi nhuận của SeABank đạt mức tăng trưởng bình quân 65,6%. Nổi bật, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.391 tỷ đồng, tăng 124% so với năm trước; qua đó nằm trong top những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất.
 
SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?

Cũng trong giai đoạn này, tổng tài sản của SeABank tăng trưởng với tốc độ bình quân là 13%/năm, dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,6%/năm, số dư tiền gửi khách hàng tăng 12,4%/năm
 
SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?
Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng ở mức 108.869 tỷ đồng, tăng 10,4%. Tiền gửi khách hàng đạt 113.277 tỷ đồng, tăng 18,3%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,86%.
 
Đến cuối năm 2019, SeABank đã hoàn thành xong việc mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu đặc biệt tại VAMC.

Trong năm 2021, SeABank đặt mục tiêu thu nhập thu nhập lãi thuần đạt 4.020 tỷ đồng, tăng 31,2% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 1.639 tỷ đồng, tăng 20,5%.
 
SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?

Cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo


Theo thông tin tại bản cáo bạch phục vụ công tác niêm yết, tính đến ngày 9/11/2020, SeABank có 1.447 cổ đông. Trong đó gồm 27 cổ đông tổ chức (sở hữu 83,72%) và 853 cổ đông cá nhân (chiếm 16,28%). Ngân hàng không có cổ đông nước ngoài.
 
Cổ đông lớn duy nhất của SeABank là Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Phú Mỹ với số lượng cổ phần sở hữu là gần 79,4 triệu đơn vị, tương đương 6,56% vốn điều lệ ngân hàng.
 
SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị của SeABank bao gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch và 3 Thành viên.
 
Trong đó, ông Lê Văn Tần đang giữ chức Chủ tịch HĐQT của ngân hàng. Ông Tần được bổ nhiệm từ tháng 4/2018 thay bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực của SeABank hiện tại.

Về bà Nguyễn Thị Nga, doanh nhân kỳ cựu này đã có 14 năm gắn bó với SeABank. Vào năm 2007, bà Nga đã quyết định rời ghế Chủ tịch HĐQT của Techcombank và chuyển sang làm Chủ tịch HĐQT của SeABank.
 
Tuy nhiên, sau khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ năm 2018, bà Nga đã chọn làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG và lui lại làm Phó Chủ tịch tại SeABank.
 
Tuy bà Nga không sở hữu cổ phiếu SSB nào nhưng Phó Chủ tịch SeABank đang là người đại diện phần sở hữu của Phát triển và Đầu tư Phú Mỹ tại ngân hàng. Bên cạnh đó, người nhà bà Nga cũng đang nắm giữ tổng cộng gần 120 triệu cổ phần của ngân hàng (9,9%).
 
Cụ thể, chồng bà - ông Lê Hữu Báu sở hữu hơn 50,3 triệu cp (4,16%), con trai - ông Lê Tuấn Anh sở hữu 34,2 triệu cp (2,83%) và con gái - bà Lê Thu Thủy sở hữu hơn 35 triệu cp (2,9%).
 
Bà Lê Thu Thủy hiện giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời kiêm Tổng Giám đốc của ngân hàng.
Ngoài ra, HĐQT của SeABank còn có 4 thành viên khác là bà Khúc Thị Quỳnh Lâm, ông Hoàng Minh Tân, ông Bùi Trung Kiên và bà Ngô Thị Nhài.
 
SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?
Trong ban Tổng Giám đốc SeABank, bên cạnh Tổng Giám đốc Lê Thu Thủy còn có 8 phó tổng giám đốc khác bao gồm các ông, bà Lê Quốc Long, Vũ Đình Khoán, Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hoàng Mạnh Phú, Nguyễn Tuấn Cường và Đặng Thu Trang.
 
SeABank hoạt động thế nào trước thềm niêm yết HOSE?

Tình hình hoạt động các công ty con


Tính đến 31/10/2020, SeABank có 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank (SeABank AMC) và Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF). Cả 2 công ty đều do SeABank nắm giữ 100% vốn.
 
Hiện tại, SeABank AMC đang có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Hoạt động chính của công ty là quản lý nợ và khai thác tài sản của SeABank thông qua việc tiếp nhận, quản lý và thu hồi các khoản nợ phải thu, nợ khó đòi từ phía ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững của ngân hàng. Trong năm 2019, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt đạt 44,4 tỷ và 16,2 tỷ đồng.
 
Còn về PTF, công ty trước đó vốn thuộc về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT); tuy nhiên, cho đến tháng 5/2018, VNPT đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho SeABank.Vốn điều lệ hiện tại của PTF là 1.050 tỷ đồng.
 
Về kết quả kinh doanh, doanh thu của công ty năm 2019 đạt gần 90 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 1,7 tỷ đồng.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết