SM Investment: Từ cửa hàng giày thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Philippines

15:57 | 10/07/2018 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Henry Sy hiện đang là người giàu nhất Philippines. Ông di cư từ Trung Quốc vào Philippines, khởi đầu sự nghiệp từ một cửa hàng giày nhỏ bé Manila năm 1958. Ngày nay, cửa hàng này đã trở thành đế chế tỷ đô với tên gọi SM Investments. Đây là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Philippines, đầu tư vào trung tâm thương mại, bất động sản, ngân hàng và khách sạn.

Trung tâm thương mại không chỉ đơn thuần là một nơi để mua sắm mà còn mang lại cho mọi người những trải nghiệm mới mẻ. Tại đây, bất cứ ai cũng có thể vui chơi, ăn uống, tụ tập bạn bè và gặp gỡ những người bạn mới.

Ở Philippines, SM Supermall là một trong những trung tâm thương mại mà ai đến đất nước xinh đẹp này cũng muốn đặt chân vào. SM Supermall là chuỗi trung tâm thương mại lớn nhất ở Philippines và ở đây gần như có tất cả mọi thứ mà người dân Philippines cũng như du khách quốc tế muốn có khi đi mua sắm.

SM Investment: Từ cửa hàng giày thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Philippines - ảnh 1
Một trung tâm thương mại của SM Investments Corporation

Đây là chuỗi trung tâm mua sắm lớn thuộc sở hữu của SM Prime Holdings, Inc., là công ty mẹ của SM Investments Corporation – một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn nhất ở Philippines trong nhiều năm nay. SM Investments hiện đang có khoảng gần 60 trung tâm thương mại ở nhiều thành phố trên khắp Philippines, một vài cái Trung Quốc và một cái ở đảo Guam. Ngoài các trung tâm mua sắm đặc trưng của họ, công ty còn sở hữu và điều hành một số khách sạn, siêu thị, khai thác mỏ, ngân hàng và bất động sản.

Khởi nghiệp từ cửa hàng giày

SM Investment: Từ cửa hàng giày thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Philippines - ảnh 2
Tỷ phú Henry Sy

Vào năm 1958, Henry Sy mở một cửa hàng giày nhỏ ở trung tâm thủ đô Manila. Sau một thời gian, ông nhận thấy mọi người rất thích những đôi giày của mình và ông tiếp tục cung cấp những sản phẩm tốt hơn để họ luôn muốn mua hàng của mình. Ông liên tục mở rộng các nhà cung cấp sản phẩm, tuy nhiên, khi họ không còn đáp ứng được nhu cầu thì ông quyết định đa dạng hóa sản phẩm của mình thay vì chỉ gắn bó với việc kinh doanh giày dép.

Nhờ chiến lược cụ thể, hoạt động kinh doanh của cửa hàng giày ngày càng phát triển và nhanh chóng phát triển trở thành một cửa hàng bách hóa với tên gọi Shoemart vào năm 1972, đây cũng chính là nguồn gốc của tên SM sau này.

Trong những năm 1980, ông tiếp tục mở rộng sản phẩm của mình. Lần này, ông mạo hiểm với việc làm siêu thị, kinh doanh cửa hàng thiết bị gia dụng, đây trở thành lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận hơn và nhanh chóng trở thành mặt hàng chủ lực trong tất cả các trung tâm thương mại sau này.

SM Investment: Từ cửa hàng giày thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Philippines - ảnh 3
Trung tâm thương mại SM City North EDSA

Vào năm 1985, Henry Sy đã quyết định đi một bước đi mạo hiểm khi xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên tại Philippines với tên gọi SM City North EDSA. Đây là lúc Henry Sy bắt đầu quan sát và phân tích sở thích của người Philippines mỗi khi họ đến trung tâm thương mại. Kết quả nghiên cứu của ông đã cho ra mắt chuỗi trung tâm thương mại SM Supermall, ông đã biến SM Supermall thành một nơi giống như công viên giải trí, nơi mọi người có thể tận hưởng những tiện nghi khác nhau mà trung tâm thương mại có thể cung cấp giống như những gì người ta mong đợi trong rạp xiếc. Vì vậy, Henry Sy đã cung cấp thêm các tiện ích vui chơi giải trí như rạp chiếu phim, trung tâm bowling, trung tâm hội nghị, sân chơi trò chơi và gần đây là các sân trung tâm trượt băng ngay tại trung tâm thương mại của mình.

Đầu tư mạo hiểm

Nhờ sự thành công của các trung tâm thương mại, SM Investments sau đó tiếp tục thử sức trong các ngành công nghiệp khác. Công ty đã mua lại Acme Savings Bank và đổi tên thành Banco de Oro Savings and Mortgage Bank vào năm 1976. Ông đã tổ chức lại và củng cố vị thế của ngân hàng này và biến nó thành một trong những ngân hàng lớn nhất Philippines. Sau đó, SM Investments tiếp tục mua lại Chinabank. Công ty sau đó tiếp tục mua cổ phiếu trong ngành công nghiệp nước giải khát với San Miguel nhưng sau đó đã bán cổ phiếu của nó trong năm 2005.

SM Investment: Từ cửa hàng giày thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Philippines - ảnh 4
Trung tâm Hội nghị SMX

Sau đó, SM Investments tiếp tục xây dựng các khách sạn và trung tâm hội nghị. Một trung tâm hội nghị của họ là SMX đã có mặt trong TOP những trung tâm tư nhân lớn nhất ở Philippines. Trung tâm Hội nghị SMX chủ yếu được sử dụng cho các sự kiện, hội nghị chức năng của công ty và triển lãm quốc tế. Tòa nhà này có vị trí thuận tiện ngay cạnh SM Mall of Asia.

Thời gian sắp tới, công ty này cũng đang có ý định mở một sòng bạc khổng lồ để tận dụng nền kinh tế đang phát triển và mở rộng hơn nữa ngành du lịch. Công ty cũng tham gia các hoạt động xã hội thông qua một gói quỹ riêng của họ, SM Foundation. SM Foundation có rất nhiều chương trình như học bổng, xây dựng trường học, chăm sóc sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác.

SM Investments đã cung cấp dịch vụ tuyệt vời không chỉ dành riêng cho người dân Philippines mà còn cho những du khách nước ngoài đến thăm quan đất nước này. Công ty cung cấp tất các các dịch vụ khiến con người thoải mái nhất, được mua sản phẩm từ các thương hiệu tốt nhất tại trung tâm thương mại, được vui chơi, giải trí, được thưởng thức các món ăn ngon với gia đình và bạn bè. SM Supermall đã trở thành một biểu tượng trong kinh doanh mua sắm trên khắp châu Á và thậm chí cả thế giới. Dịch vụ của SM Investments trong các lĩnh vực khác như ngân hàng cũng được đánh giá cao, những ngân hàng này thực sự hữu ích và cung cấp các dịch vụ tuyệt vời. Khách sạn của SM Investments cũng mang lại cảm giác thư giãn, ấm cúng cho khách hàng.

Trong tương lai, SM Investments sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng các trung tâm thương mại và giảm bớt những hình thức kinh doanh không phù hợp. Người sáng lập, tỷ phú Henry Sy là một người luôn hướng tới sự đổi mới, kiên trì và chăm chỉ trong việc xây dựng doanh nghiệp của mình. Điều đó được chứng minh thông qua việc tất các các dịch vụ mà công ty của ông cung cấp đều làm thỏa mãn mong muốn của khách hàng.

My Anh (Nguồn: Successstory)