"Số phận" nào cho dự án giao thông "xương sống" của Hà Nội sau nhiều năm nằm trên giấy?

07:25 | 09/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Hành đã ký Quyết định 1462/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội với tổng mức đầu tư gần 90.000 tỷ đồng

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đóng vai trò làm Chủ tịch Hội đồng. Các Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tư pháp, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng vai trò làm cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước. UBND thành phố Hà Nội được yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ, liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án bảo đảm đúng tiến độ. 

Giao thông Vùng Thủ đô được ưu tiên phát triển. Ảnh: Báo Đấu thầu

Thông tin Quy hoạch Giao thông vận tải (GTVT) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho biết Hà Nội sẽ có bảy tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.

7 tuyến đường Vành đai số: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5 được coi là những trục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô. Qua đó, các tuyến đường là tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của thủ đô. 

Về dự án tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội 

Dự án này được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1287/QĐ-TTg về Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn nằm phía Nam Quốc lộ 18. Dự án dù được dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng gần 10 năm vẫn nằm trên giấy và ngày triển khai vẫn là một dấu hỏi. 

Đơn vị tư vấn dự án cho biết, tuyến đường dự kiến được thực hiện với 3 dự án thành phần độc lập gồm: Tổng chi phí khoảng 24.241 tỷ đồng cho công cuộc giải phóng mặt bằng; xây dựng đường gom và tuyến nối Quốc lộ 18 với tổng mức đầu tư 8.255 tỷ đồng; Đầu tư 57.900 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) để xây dựng đường cao tốc và tuyến nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long.

Trong đó, hình thức triển khai sẽ bị phân chia như sau: Dự án thành phần 1, 2 đầu tư bằng vốn đầu tư công; dự án thành phần 3 đầu tư triển khai theo hình thức PPP.  Về cơ cấu vốn, trung ương hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho 3 địa phương; các địa phương có tuyến đi qua ưu tiên bố trí vốn ngân sách tham gia một phần kinh phí đầu tư xây dựng phần đường dưới thấp; toàn bộ kinh phí còn lại là phần vốn của nhà đầu tư BOT (khoảng 50%).

Đường vai 4 được dự định tích hợp luôn quy hoạch đường sắt, hai bên đường ngoài 120m mặt cắt ngang, cắm mốc giới 200-300m để làm quy hoạch chi tiết 1/500, làm các quy hoạch phân khu.

Đề cập đến dự án, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh từng nói rằng tuyến đường được được xác định đảm nhận vai trò vùng kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng thủ đô, giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội. 

Triển khai đầu tư dự án này sẽ giúp giải quyết các vấn đề cơ bản như: phân luồng giao thông từ xa theo các hướng; tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh; tạo điều kiện phát triển đô thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3, Vành đai 4, chuỗi 5 đô thị vệ tinh, kết nối chùm đô thị Thành phố Hà Nội và các khu đô thị, công nghiệp trong Vùng Thủ đô...

Dự kiến, dự án đường vành đai 4 có tổng chiều dài là 110 km, tăng 9 km từ điểm cuối tuyến đến Quốc lộ 18 và đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang (theo kế hoạch cũ) thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh. Tổng mức đầu tư dự án gần 90.400 tỷ đồng. Dự kiến, mặt cắt ngang toàn tuyến Vành đai 4 sẽ rộng 120m, gồm 2 tầng, phần trên là đường cao tốc, tầng dưới kết nối với hạ tầng đô thị.

Bất động sản Vùng Thủ đô chờ "sóng" từ đại dự án Vành đai 4 

Kể từ khi "siêu" dự án chục nghìn tỷ được Chính phủ bật đèn xanh để sớm khởi công thì ngay lập tức giới đầu tư đã kỳ vọng tuyến đường sẽ mang tới những tín hiệu tích cực với bất động sản vùng thủ đô trong tương lai. 

Theo Báo Đầu tư, kể từ tháng 8 nhiều người làm nghề môi giới bất động sản đã nhanh chóng nắm bắt tín hiệu liên quan tới Vành đai 4 bởi đã có rất nhiều khách hàng dò hỏi thông tin về dự án này. 

Những người này còn tiết lộ thêm, bất chấp việc đang sống tại khu vực cách ly phong tỏa, nhưng vẫn muốn tìm hiểu về các dự án có thể kết nối thuận tiện với đường Vành đai 4 và không ngần ngại "chốt deal", đầu tư 1 căn nhà 87 m2 trên đường Lê Quang Đạo sau khi xem trực tiếp qua Facetime. 

Từ đó, tuyến đường Vành đai 4 trong tương lai đang trở thành lá bài quảng cáo hữu hiệu của nhiều môi giới bất động sản, và khiến họ phải thuộc lòng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. 

 

Danh mục đầu tư công của Hà Nội trong 5 năm tới gồm 460 dự án với tổng mức đầu tư là 332.500 tỷ đồng. Hiện các dự án giao thông trọng điểm trong danh mục đang được đặc biệt quan tâm và thúc tiến độ triển khai trong giai đoạn 5 năm sắp tới. 

Ngoài tuyến Vành đai 4 có thể nhắc tới một số cái tên nổi bật như: Tuyến đường Vành đai 3.5, Vành đai 3, mở rộng Vành đai 2, Vành đai 1 như tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục hay mở rộng đường chùa Bộc… với mục đích giải phóng những điểm tắc nghẽn tồn tại bấy lâu cho Hà Nội Do đó cơ sở cho thị trường bất động sản xung quanh các dự án này phát triển là điều đương nhiên.