Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc ổn định, bền vững, Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc do ông Trần Quốc Toản – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu làm Trưởng đoàn và các cán bộ Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cùng sự tham gia của 19 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã hoàn thành chương trình làm việc tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).
Giá lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong khi, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán tăng. Giá gạo tăng bởi sau khi Indonesia thông báo sẽ mua nhiều hơn trong năm nay và Việt Nam sẽ là nguồn cung gạo chính cho thị trường này.
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Trong bối cảnh các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường do tổng cầu trên thế giới giảm, nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu, kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng năm 2023 của nước ta sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng tốc độ giảm ở Mỹ cũng cao nhất với gần 18% trong 8 tháng đầu năm.
Liên tục trong 4 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đều có mức tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó. Điều này cho thấy sự khởi sắc đáng kỳ vọng cho năm 2023 qua sức mua thế giới và niềm tin của người tiêu dùng đang tăng trở lại. Tuy nhiên, để tạo lực đẩy cho xuất khẩu những tháng cuối năm, bên cạnh giải pháp của bộ, ngành, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần chủ động và nâng cao giá trị sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Theo ghi nhận từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất trên toàn cầu là Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Anh, Canada và Nhật Bản, thì tỷ trọng nhập khẩu của EU và Anh từ Việt Nam vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường này rất lớn.