Miền Bắc với hạ tầng giao thông phát triển và giá đất công nghiệp hợp lý, được cho là đang dẫn đầu trong việc thu hút các dự án FDI, đặc biệt là từ các tập đoàn công nghệ lớn.
Theo báo cáo mới của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam mang tên “Từ Tầm nhìn đến Hành động: Đẩy nhanh tiến trình xanh hoá nền công nghiệp Việt Nam”, các động lực phát triển của thị trường công nghiệp, lợi thế về nhân khẩu học và các sáng kiến xanh đang được triển khai sẽ đóng vai trò chất xúc tác cho hành trình chuyển đổi xanh của nhóm ngành này.
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy ngành sản xuất và chế biến chiếm hơn 70% tổng số FDI, phản ánh sự ưu tiên của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ liên quan.
Chiều 5/8, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế xã hội (KTXH) tháng 7 và 7 tháng đầu năm tới báo chí. Trong đó, khu vực công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định và có đà phục hồi tốt so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái.
Sài Gòn VRG (SIP) có quỹ đất thương phẩm còn lại có thể cho thuê cao nhất trong số các công ty niêm yết, đạt hơn 1.000 ha. Tiếp đến là Becamex với 848 ha còn lại có thể cho thuê ở Bình Dương và Viglacera với 848 ha.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS Research), quỹ đất Khu công nghiệp (KCN) có thể cho thuê không còn nhiều nên đơn vị nào sở hữu nhiều mặt hàng này sẽ là lợi thế lớn. Trên thị trường, Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) lại nổi lên là doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất KCN nhiều nhất.
Nhóm Western Pacific (Western Pacific Group) do bà Phạm Thị Bích Huệ sáng lập vừa được chấp thuận đầu tư hai khu công nghiệp lớn tại Hà Nam và Bắc Giang.