Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ là thị trường lớn, đầy tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam như trái cây, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều...
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đề nghị phía Vân Nam (Trung Quốc) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là các sản phẩm như: sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.
Chanh leo, sầu riêng, bưởi, chuối, khoai lang, tổ yến… hàng loạt nông sản Việt Nam đã được mở đường chính ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, New Zealand… Năm 2022 có thể được coi là một năm thắng lợi nhất từ trước đến nay của nông sản Việt Nam khi nhiều mặt hàng được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới.
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng trở lại, trong khi đó các loại gạo lại giảm.
Đây là ý kiến của chuyên gia trong Hội thảo “Hoàn thiện chính sách và thể chế phát triển thị trường nông sản Việt Nam” tổ chức sáng 9/11 tại Hà Nội, do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) với sự hỗ trợ của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AusrReform) tổ chức. Hội thảo tiếp tục nhận diện những rào cản thể chế chính sách, gợi mở đề xuất khuyến nghị một số giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính cạnh tranh trên chính thị trường “sân nhà”.
Đây là nhận định đáng chú ý của tiến sĩ Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) tại Hội thảo triển vọng thị trường nông sản Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản tổ chức sáng ngày 4/11 tại Hà Nội.
Với việc duy trì tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt từ 2,8 - 3%, cao hơn so với Chính phủ giao 2,5 - 2,8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 khoảng 55 tỷ USD, cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD.
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nhân Việt Nam, ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản đồng tình rằng đa dạng hóa thị trường là giải pháp thiết thực nhất để phân tán rủi ro cho hàng nông sản. Trong đó, Nhật Bản sẽ là “cửa ngõ” tiềm năng, là một ngưỡng tiêu chuẩn mà một khi thành công tiếp cận thị trường 126 triệu dân này, sản phẩm Việt Nam sẽ được công nhận và có cơ hội đi khắp thế giới.