Nếu vẫn giữ vững được tăng trưởng xuất khẩu 8 - 10%, củng cố được niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế, tín dụng sẽ tăng mạnh. Nhưng ngược lại vẫn còn nhiều rủi ro từ bên ngoài là "cơn gió ngược" làm giảm tăng trưởng tín dụng năm nay.
Sau nhiều phiên liên tục hút ròng, Ngân hàng Nhà nước đã quay đầu bơm ròng 5.093 tỷ đồng trong tuần 3/3-7/3 khi gia tăng cho vay cầm cố giấy tờ có giá, lãi suất tín phiếu về mốc 3,1%/năm.
Thống đốc NHNN nhấn mạnh nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng chỉ là giải pháp hỗ trợ thêm cho các dự án bất động sản, không phải chính sách quyết định để thực hiện.
Theo NHNN, việc kê biên gây khó khăn cho ngân hàng trong xử lý tài sản và thu hồi nợ xấu. Nếu sửa đổi được thông qua, các tổ chức tín dụng sẽ bảo vệ tài sản thế chấp tốt hơn, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.
Chiều 5/3, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã quyết liệt thực hiện các giải pháp điều hành để triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành lãi suất tại công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/02/2025.
Bầu nhân sự hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới, chuyển trụ sở chính và kế hoạch kinh doanh tham vọng là những vấn đề sẽ được nhà đầu tư chú ý trong kỳ đại hội cổ đông thường niên sắp tới.
Các chuyên gia kỳ vọng tỷ lệ hình thành nợ có vấn đề sẽ giảm dần trong 2025, tuy nhiên cảnh báo rủi ro quản trị tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng vì mối liên hệ chặt chẽ với các tập đoàn lớn – chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản – làm tăng rủi ro hoạt động và khả năng dễ bị tổn thương hơn cho các ngân hàng khi các tập đoàn này gặp vấn đề.
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% (tương đương bơm thêm gần 2,5 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế). Một số nhà băng đạt tăng trưởng tín dụng cao trong 2024 được dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận tín dụng tăng trưởng bứt phá trong năm nay.