Theo Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, cả nước sẽ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức từ 6,5 - 7%. Con số này cao hơn mức từ 6 - 6,5% tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Quốc hội.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 20/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024. Theo đó, tăng trưởng kinh tế theo giai đoạn có xu hướng giảm dần, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Tăng trưởng năm 2023 đạt 5,05% khiến bình quân tăng trưởng 3 năm đầu nhiệm kỳ chỉ đạt hơn 5,2%, đặt ra nhiều thách thức cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả giai đoạn 2021 - 2025 (từ 6,5 - 7%).
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu dự báo về 2 kịch bản tăng trưởng kinh tê của năm 2024, trong đó đề xuất lựa chọn kịch bản tăng trưởng của cả năm là 6,5%.
Xu hướng xanh hóa nền kinh tế đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Nhu cầu về tín dụng xanh do đó cũng ngày càng tăng cao, nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng xanh trong nước vẫn còn hạn chế, đặt ra yêu cầu cần thiết phải mở rộng nguồn vốn cho lĩnh vực này.
Với những kết quả đạt được ngay trong tháng đầu năm như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm… có thể cho thấy, sự khởi đầu tốt đẹp với những tín hiệu tích cực trong những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2024 cần được xác định là năm có ý nghĩa then chốt, do đó, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực ngay từ đầu năm 2024.
Sau kết quả của 9 tháng và dựa trên dự báo tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng trong quý IV và cả năm 2023.
Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 8/2023 với nhiều chỉ tiêu kinh tế có mức tăng so với tháng 7/2023 như: sản xuất công nghiệp tăng; hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra sôi động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn đầu tư công có nhiều điểm sáng; lạm phát được kiểm soát…
ACBS nhận định có một số yếu tố rủi ro bên ngoài cần theo dõi đến cuối năm 2023 làm tăng sự bất định đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.