Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, giúp vực lại đồng nội tệ nước này sau khoảng 3 năm suy yếu. Đồng yen yếu phản ánh tình trạng kinh tế Nhật Bản trì trệ.
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo nước này có thể tiếp tục can thiệp vào thị trường để ổn định tỷ giá. Tuần trước, thị trường đồn đoán rằng Nhật Bản đã bỏ ra khoảng 60 tỷ USD để hỗ trợ cho đồng nội tệ.
Theo một cuộc khảo sát của hãng Kyodo News, gần một phần tư các tập đoàn lớn tại Nhật Bản đang xem xét tăng giá sản phẩm trong năm tới hoặc sau đó, do chi phí nguyên liệu ngày càng tăng và đồng yen yếu hơn.
Số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 31/10 cho thấy nước này đã chi kỷ lục 6.350 tỷ yen (43 tỷ USD) để thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng 10/2022, trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng nội tệ.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 28/10, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng do lo ngại đà phục hồi của nền kinh tế nước này có thể chậm lại vì tác động tiêu cực của lạm phát và sự mất giá của đồng yen.
Sau khi đồng yen Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong 32 năm qua trong phiên giao dịch ngày 21/10, các nhà phân tích dự đoán rằng đồng yên sẽ tiếp tục chịu sức ép, do nhu cầu đồng đô la Mỹ của các nhà nhập khẩu Nhật Bản được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.
So với thời điểm cuối năm ngoái, đồng yen đã mất giá khoảng 22% so với đồng USD. Tuy nhiên, theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, có nhiều dấu hiệu cho thấy đà giảm giá của đồng yen sẽ chưa dừng lại, và tỷ giá của đồng tiền này với đồng bạc xanh của Mỹ có thể sẽ sớm vượt mốc 150 yen/USD bất chấp các nỗ lực can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản.
Trong diễn biến mới nhất, sáng phiên giao dịch ngày 14/7, tỷ giá giữa đồng yen và đồng USD đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong vòng 24 năm là 137,99-138 yen đổi 1 USD.