Chuyên gia Phạm Thế Anh nhấn mạnh, trong nửa cuối năm cần kiểm soát được lạm phát, nếu không sức ép mất giá đồng tiền rất lớn, khi đó sức ép tăng lãi suất và tỷ giá cũng tăng lên.
Theo ABS, 3 lợi ích khó "hài hòa" tạo ra thế khó cho hệ thống ngân hàng là: (1) lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ nền kinh tế; (2) lãi suất đầu vào không thấp để khuyến khích tiền ở lại NHTM và duy trì chênh lệch lãi suất VND so với lãi suất USD trong tầm kiểm soát; (3) NHTM có đủ lợi nhuận để tạo ra của để dành, tăng dự phòng đối với rủi ro nợ xấu tăng lên.
“Chúng tôi dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ có thể nhích thêm 70 - 100 điểm cơ bản, quay về mức 5,3%-5.6% trong nửa sau năm 2024”, báo cáo thị trường tiền tệ của MBS nhận định.
Mặc dù áp lực tỷ giá được dự báo sẽ vơi dần về cuối năm, nhóm phân tích Chứng khoán Rồng Việt vẫn lưu ý rằng xét yếu tố trong nước, thời gian cao điểm đối với nhu cầu ngoại tệ thường rơi vào cuối quý III, đầu quý IV. Khi đó, NHNN có thể sẽ cần bán tiếp ngoại tệ để ổn định tỷ giá.
Ngay trong tuần đầu tháng 6, lãi suất huy động mới nhất tại nhiều ngân hàng đã tiếp tục nhích tăng phổ biến từ 0,1 - 0,5%/năm, thậm chí có nơi tăng mạnh gần 1%/năm.
Trong tháng 5, mặt bằng lãi suất huy động được nhóm ngân hàng cổ phần đẩy tăng so với trước đó trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức khiêm tốn. Tỷ giá và vàng vẫn là những điểm nóng trong tháng.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, tỷ giá có diễn biến tăng trong thời gian qua, nhưng việc lúc tăng, lúc giảm là điều hết sức bình thường. Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như nâng lãi suất OMO (lãi suất linh hoạt) và lãi suất trúng thầu tín phiếu, tuy nhiên áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu dù trong tuần (27 - 31/5) đã giảm nhẹ.
Giá đồng nhân dân tệ (NDT) giao dịch nội địa đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua so với đồng đô la Mỹ (USD), với 7,2488 NDT đổi 1 USD. Điều này một phần đến từ sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.