Nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu ổn định, với việc Ngân hàng Thế giới (WB) nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 2,6%, từ mức dự báo 2,4% trước đó. Tuy nhiên, WB cho biết tăng trưởng sẽ không đồng đều trên toàn cầu và khó trở lại mức trước đại dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo kinh tế thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức.
World Bank (WB) sẽ 'rót' hơn 11 tỷ USD vào loạt dự án trọng điểm tại Việt Nam. Trong số các dự án sẽ được nhận khoản vay này như dự án đường sắt đô thị từ trung tâm Hà Nội tới Hòa Lạc, đường sắt tốc độ cao TP. HCM - Cần Thơ...
Sáng 23/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam qua Ấn bản tháng 4 năm 2024, với tiêu đề “Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Đây là chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh vai trò thiết yếu của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn WB tập trung nguồn vốn cho Việt Nam vay lãi suất thấp nhất với dự án giao thông trọng điểm hoặc hạ tầng đô thị quy mô lớn.
Theo chuyên gia từ WB, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và EU có thể khôi phục nhẹ vào cuối năm, là cơ hội cho Việt Nam, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng GDP năm nay.
Sau khi đạt kết quả là một trong những quốc gia chuyển đổi kinh tế thành công nhất trên thế giới trong 25 năm qua, thể chế của Việt Nam cần được hiện đại hóa để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Theo tin mới nhận từ Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 25/3, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro đã kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các chủ nợ lớn khác trên toàn cầu ngày 18/3 đã đưa ra cảnh báo về tác động kinh tế sâu rộng từ căng thẳng Nga-Ukraine.