15 năm qua, giá vàng trong nước đã trải qua nhiều đợt thăng trầm, hiện tượng tăng vọt rồi giảm sâu tạo ra các “cơn sóng” vàng - điều không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư.
Ngày 14/6, Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh có công văn gửi Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương về việc tăng cường phối hợp thông tin, tuyên truyền về các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh và mua, bán vàng bình ổn thị trường.
Sang tuần thứ 2, Ngân hàng Nhà nước chính thức bán vàng miếng cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC với mục tiêu bình ổn thị trường vàng, theo ghi nhận chiều 10/6, giao dịch mua bán vàng vắng vẻ tại một số ngân hàng.
Sau một tuần Ngân hàng Nhà nước triển khai bán vàng trực tiếp, giá vàng miếng SJC đã về mức thấp nhất trong 5 tháng, giảm mạnh mức chênh lệch với giá vàng thế giới quy đổi. Đối với giá vàng thế giới, tuần qua cũng là tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Ngay trong tuần đầu tháng 6, lãi suất huy động mới nhất tại nhiều ngân hàng đã tiếp tục nhích tăng phổ biến từ 0,1 - 0,5%/năm, thậm chí có nơi tăng mạnh gần 1%/năm.
Trong tháng 5, mặt bằng lãi suất huy động được nhóm ngân hàng cổ phần đẩy tăng so với trước đó trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức khiêm tốn. Tỷ giá và vàng vẫn là những điểm nóng trong tháng.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt giá bán vàng miếng SJC ngày 3/6 ở mức 78,98 triệu đồng/lượng là động thái tích cực, hiệu quả và quyết liệt nhằm hạ thấp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới, nhưng người dân cần thận trọng trong mua vàng vì xu hướng giá có thể tiếp tục giảm.
Kể từ chiều 3/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ bán vàng miếng SJC cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Nhà nước là: Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV, để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.