Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ nâng giá chào bán USD lên mức cao kỷ lục mới, trên 26.000 đồng. Dù đồng USD ghi nhận giảm điểm đáng kể so với cuối năm 2024, thế nhưng áp lực tỷ giá còn hiện hữu do nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó có việc giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh trong những ngày gần đây làm dấy lên lo ngại về rủi ro đầu tư khi thị trường biến động khó lường. Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tâm lý chạy theo đám đông để hạn chế nguy cơ thua lỗ.
Nhóm phân tích VCBS cho rằng NHNN đã có những động thái kịp thời và hiệu quả nhằm định hướng lãi suất liên ngân hàng ở ngưỡng cao trong bối cảnh tỷ giá vẫn hiện hữu trong tháng 2.
Đây là dự báo của UOB trong bản cập nhật mới đây. Các chuyên gia cũng cho rằng nhà điều hành sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành trong bối cảnh hiện tại.
Theo TS. Nguyễn Tú Anh cho biết nếu chênh lệch lãi suất USD và VND tiếp tục duy trì ở mức cao có thể gây tác động tiêu cực đến cán cân tài chính, khiến dự trữ ngoại hối giảm và gây khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng, tạo thêm rủi ro cho chất lượng tài sản.
Liên tục trong 5 phiên gần nhất, NHNN đã rút khoảng 38.105 tỷ đồng khỏi thị trường liên ngân hàng khi các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và tăng phát hành tín phiếu.
Sau chuỗi phiên bơm ròng liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quay trở lại trạng thái hút ròng khi các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và tăng phát hành tín phiếu.
Áp lực tỷ giá vẫn đang hiện hữu trước những biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu sau tuyên bố liên quan đến chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các chuyên gia MBS cho rằng việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới. Dự báo tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.500 – 25.800 VND/USD trong quý I.