Thách thức của đồ gỗ lên sàn thương mại điện tử

11:19 | 12/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Đây là mô hình là ngành gỗ Việt Nam đang hướng tới nhằm tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.
Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất có thể tích hợp trưng bày sản phẩm như một showroom trên nền tảng online. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức về chi phí đầu tư và nỗi lo về đánh mất bản quyền thiết kế.
 
Ngành gỗ Việt Nam phần lớn giao dịch qua kênh B2B (hình thức mua bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp). Tuy nhiên, ông Phương cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng TMĐT phát triển nhanh chóng hơn. Theo khảo sát của MC Kinsey & Company (5/2020), xu hướng chuyển đổi của khách hàng từ hình thức bán hàng truyền thống sang bán hàng trực tuyến đã tăng lên 2 - 3 lần.
 

Đưa showroom đồ gỗ lên sàn online

 

Những tháng nay, ngành gỗ Việt không nằm ngoài xu hướng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 khi các đối tác thương mại gỗ lớn của Việt Nam gồm Mỹ, EU và Trung Quốc đều đang thực hiện những biện pháp quyết liệt để khống chế dịch bệnh lây lan. Điều này khiến cho đầu ra của các DN xuất khẩu (XK) đồ gỗ khá khó khăn.
 
Theo Bộ Công Thương, quý I/2020 trong khi hàng loạt các sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam sụt giảm mạnh, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đạt 2,47 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Thực tế thống kê cho thấy, quý I/2020, sức tiêu thụ đồ gỗ tại thị trường EU giảm 14,9%, Hàn Quốc giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2019. Không chỉ có vậy, do dịch Covid-19 nhiều đơn hàng XK sang EU, Mỹ đã chậm lại trong những tuần cuối tháng 3/2020.
 
Thách thức của đồ gỗ lên sàn thương mại điện tử - ảnh 1
 
Một tín hiệu lạc quan cho XK đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là dịch Covid -19 đã làm nguồn cung từ Trung Quốc đang bị gián đoạn. Điều này khiến các khách hàng lớn từ Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản… đang tìm kiếm những thị trường sản xuất ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
 
Thêm vào đó, Việt Nam còn tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, đặc biệt là EVFTA mới được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, có hiệu lực trong năm nay, sẽ tạo động lực để ngành gỗ phát triển khi thuế XK sản phẩm vào EU sẽ giảm về 0%.

Để giải một phần bài toán đầu ra, Hawa đã khai trương một sàn thương mại điện tử (TMĐT) và dự kiến đưa 80 showroom (phòng trưng bày) đồ gỗ nội thất XK lên sàn ngay trong tháng 8, đến cuối năm nay có thể sẽ đưa thêm 100 showroom lên sàn. Sàn TMĐT có tên gọi là HOPE (HAWA Online Platform for Exhibition), là nền tảng triển lãm trực tuyến nhằm giúp các DN XK đồ gỗ mở rộng cơ hội tiếp cận nhà mua hàng quốc tế thông qua những công nghệ tiên tiến, ứng dụng Digital Marketing (tiếp thị số), TMĐT…
 
Ứng dụng này cho phép người mua chỉ cần ngồi máy tính vẫn có thể xem được tất cả mẫu mã sản phẩm mà DN trưng bày, thậm chí tham quan nhà xưởng trên không gian 3D và có thể tương tác trực tiếp vào những sản phẩm mà mình quan tâm. Nhờ đó, DN không cần trực tiếp mang hàng hóa đến với bạn hàng mà vẫn có thể giới thiệu, quảng bá và XK sản phẩm.. Sự phát triển của các công cụ thương mại điện tử, nền tảng số cùng các thiết bị giúp giải quyết khâu tiếp cận khách hàng nhanh chóng mà không nhất thiết cần đến mặt bằng quá rộng và nhiều nhân lực, hoạt động 24/24, xóa đi khoảng cách địa lý, tiếp cận và hiểu nhà sản xuất ở mức tốt nhất có thể, rút ngắn thời gian tiến trình đặt hàng. Khoảng cách giữa online và offline được kéo giảm tạo nên sự cộng hưởng nguồn lực.
 
Theo đánh giá, đây là ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm đón đầu xu hướng phát triển các phương thức tiếp thị số cho ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam. Đồng thời, HOPE cũng là giải pháp hỗ trợ cho các DN XK tiếp cận khách hàng trước việc hạn chế đi lại do dịch bệnh Covid-19.
 
Ngoài ra, trước đó mô hình O2O (Online To Offline) đã được triển khai, đây là mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp cả hình thức trực tuyến (Online) và truyền thống (Offline) để phát huy tốt nhất nguồn lực của doanh nghiệp. Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ trực tuyến để tiếp cận và từ đó tác động vào hành vi mua sắm của khách hàng để tăng trưởng doanh thu. Không những thế, các DN XK đồ gỗ có thể tích hợp các ứng dụng tương tác, tiếp cận hàng chục nghìn nhà mua hàng trong nước và quốc tế.
 
Thách thức của đồ gỗ lên sàn thương mại điện tử - ảnh 2
 
Với nền tảng này sẽ giúp các DN XK đồ gỗ tiếp cận gần hơn nữa, mở ra nhiều cơ hội kết nối với thị trường quốc tế có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, đơn cử như thị trường EU thông qua  EVFTA bắt đầu được thực thi từ tháng 8/2020. Có thể thấy, việc tận dụng triệt để công nghệ trực tuyến để gỡ khó cho các DN XK đồ gỗ là một giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh khó khăn hiện nay. 
 
Trong khi đó, như nhận định mới đây từ Bộ Công Thương, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, ngành gỗ tuy ít chịu tác động về nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng vẫn bị ảnh hưởng lớn do nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới giảm mạnh, hàng hóa không XK được.
 
Tuy nhiên, khi tiếp cận với những ứng dụng TMĐT như thế này, doanh nghiệp gặp phải những thách thức chủ quan như về tầm nhìn và văn hóa doanh nghiệp, về nhân lực để đầu tư vào digital sales, marketing, IT và liệu doanh nghiệp có chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để đầu tư hay không. Thêm vào đó, việc công khai thiết kế khiến doanh nghiệp dễ bị đánh mất dữ liệu riêng của mình, cũng như doanh nghiệp có thể hoài nghi về hành vi của khách hàng mua sắm trên nền tàng. 
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) khẳng định, mặc dù TP HCM và Hà Nội là hai thành phố lớn, chiếm trên 70% các giao dịch trên sàn TMĐT nhưng đâu đó vẫn còn các doanh nghiệp chậm chạp tiếp cận với TMĐT, khiến cho hoạt động kinh doanh bị tê liệt
 
Theo đại diện VECOM, doanh nghiệp Việt có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với sàn TMĐT, những nền tảng sẽ dẫn dắt sự phát triển TMĐT trong tương lai sẽ rất đa dạng, trong đó nhóm Tiki, Lazada, Shopee và Sendo có hơn 4 triệu lượt truy cập mua mỗi ngày. Hay Alibaba với nền tảng B2B có hơn 5 triệu lượt truy cập/ngày. Và 100 triệu lượt truy cập mỗi ngày của Amazon, hoạt động rộng khắp trên 18 quốc gia.
 

Tận dụng Thương mại điện tử xuất khẩu mở rộng thị trường

 
Thực tế, nhu cầu sản phẩm gỗ nội thất trên thị trường vẫn có và trong lúc nguồn cung từ Trung Quốc đang gián đoạn vì ảnh hưởng dịch Covid-19, các khách hàng lớn từ Mỹ, châu Âu, Australia, Nhật Bản… đang tìm kiếm những thị trường sản xuất ngoài Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các DN đồ gỗ Việt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay. Chưa kể, dự báo, nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất sẽ hồi phục rất nhanh chóng ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Thời gian qua, ít đi ra ngoài và dành phần lớn thời gian ở nhà, người dân sẽ có nhu cầu chăm chút cho tổ ẩm, sửa sang lại không gian sống của gia đình.
 
Hiện nay, các sự kiện xúc tiến thương mại, trong đó có các hội chợ, triển lãm đồ gỗ ở nước ngoài đang bị dừng lại do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy, việc lựa chọn một phương thức xúc tiến thương mại khác ngày càng trở nên cấp thiết. Trong đó, xúc tiến thương mại qua TMĐT là một trong những giải pháp được tính đến vì vừa giúp DN kết nối với bạn hàng, vừa giảm giá thành sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Chỉ với một kênh thương mại điện tử, sản phẩm của Việt Nam có thể giới thiệu sản phẩm tới các đối tác, khách hàng trên toàn cầu, thay vì phải tốn rất nhiều thời gian, công sức đi tiếp cận từng khách hàng, từng thị trường.
 
Trong 7 tháng đầu năm 2020, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 3,4% (cùng kỳ năm ngoái tăng 12,9%).
 
Thách thức của đồ gỗ lên sàn thương mại điện tử - ảnh 3
 
Bộ Công Thương cho biết trong những tháng cuối năm, các DN ngành gỗ kỳ vọng tình hình dịch bệnh tại các thị trường XK truyền thống của ngành chế biến gỗ sẽ được kiểm soát tốt. Thêm vào đó, các DN cũng hy vọng vào EVFTA khi được triển khai thực thi hiệu quả sẽ thu hút nhiều đơn hàng XK từ các nước thành viên EU. 
 
Cơ hội gia tăng XK đồ gỗ của Việt Nam sang EU là rất lớn khi đây là một trong những mặt hàng lợi thế của Việt Nam với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA sau một lộ trình ngắn.

Giới chuyên gia lưu ý, mua bán trực tuyến là xu thế bắt đầu lan vào ngành gỗ nội thất, làm thay đổi rất lớn công nghiệp thiết kế sản phẩm và cách sản xuất. Muốn tăng thị phần vào EU, các DN XK đồ gỗ cần cải thiện thiết kế, song song đó là chính sách xây dựng thương hiệu và dùng TMĐT để tiếp cận đa dạng khách hàng EU - khu vực có nền tảng thương mại trực tuyến phát triển nhất thế giới. 
 
Đặc biệt là các DN XK đồ gỗ cần áp dụng công nghệ trực tuyến vào bán hàng, phân phối sản phẩm, xem đây là yếu tố quan trọng để cải thiện XK. Khách hàng có thể mua hàng trực tiếp, xem hàng, thiết kế trực tiếp trên online theo mọi góc cạnh.
 
Tuy nhiên, cùng với việc phát triển kênh bán hàng online, DN cũng được khuyến cáo cần đầu tư cho showroom, nhà xưởng, công nghệ để sản xuất các sản phẩm chất lượng, tiện lợi đến người tiêu dùng. Các ứng dụng công nghệ và trải nghiệm online chỉ giúp thu hút khách hàng đến, còn yếu tố quyết định lại nằm ở chính thực lực của DN.
 
Thực tế, thời gian qua, việc kinh doanh qua TMĐT vẫn tiềm ẩn những rủi ro do hàng hóa khách hàng nhận được không giống hoàn toàn với hàng trưng bày. Do đó, để bán được hàng ngay lập tức, DN cần đẩy mạnh quảng bá. Còn để bán được hàng lâu dài, DN cần duy trì chất lượng và uy tín.
 
Tuy nhiên, khi tiếp cận với những ứng dụng TMĐT như thế này, doanh nghiệp gặp phải những thách thức chủ quan như về tầm nhìn và văn hóa doanh nghiệp, về nhân lực để đầu tư vào digital sales, marketing, IT và liệu doanh nghiệp có chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để đầu tư hay không.Thêm vào đó, việc công khai thiết kế khiến doanh nghiệp dễ bị đánh mất dữ liệu riêng của mình, cũng như doanh nghiệp có thể hoài nghi về hành vi của khách hàng mua sắm trên nền tảng. 
 
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, thứ 2 Châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất gỗ. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 6,3 tỉ euro sản phẩm nội thất gia đình và 1,5 tỉ euro sản phẩm trang trí nhà ở. Trong vòng 5 năm giai đoạn 2010-2015, cả 2 ngành trên đều tăng trưởng nhanh với tốc độ tương ứng là 10,9% và 12,4%. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (gọi chung là xuất khẩu gỗ) lần lượt đạt được giá trị xuất khẩu trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua là 1,128 tỷ USD và 1,149 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành gỗ có 2 tháng liên tiếp đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/tháng.
 
Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn quan trọng nhất trong việc xuất khẩu gỗ của việt nam. Mặc dù, thị trường mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu đồ gỗ trong 2020 nhưng lại có sự chuyển dịch lớn từ việc tăng nhập khẩu từ Việt Nam thay vì Trung Quốc.  Điều này giúp Việt Nam xuất khẩu gỗ sang Mỹ đạt 723 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm lên hơn 4 tỷ USD, tăng tới 26% (gần 1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
 

Xem Thêm: Ngành gỗ sẽ đối diện với một năm đầy biến động
Nguyễn Dung(t/h)