Thất nghiệp sẽ đẩy 205 triệu người vào cảnh túng thiếu trong năm 2022

20:02 | 03/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo IPO, sau thất nghiệp sẽ kéo theo một loạt hệ quả khác, như giảm thu nhập và gia tăng đói nghèo ở nhiều quốc gia.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố báo cáo Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: Xu hướng 2021. Theo đó, ILO dự báo sẽ có 205 triệu người không có việc làm trong năm 2022, tăng cao so với mốc 187 triệu người hồi năm 2019. 

Con số trên tương đương với tỷ lệ thất nghiệp 5,7% trên toàn thế giới. Năm 2013 là lần cuối ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức này. Các khu vực chịu tác động nặng nề trong những tháng đầu năm 2021 gồm châu Mỹ Latin và Ca-ri-bê, châu Âu và Trung Á.

Tại những nơi này, những tỷ lệ thời gian trống không có việc làm đã vượt mức 8% và 6% lần lượt trong quý 1 và quý 2/2021. Trong khi đó, con số tương ứng trên toàn thế giới là 4,8% và 4,4%. 

Nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp là do sự hoành hành của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Trong kịch bản dịch bệnh không diễn biến theo chiều hướng xấu hơn thì việc làm toàn cầu có thể hồi phục vào nửa cuối năm 2021. 

Thất nghiệp sẽ đẩy 205 triệu người vào cảnh túng thiếu trong năm 2022 - ảnh 1

Nếu dịch Covid-19 không hạ "nhiệt" thì nguy cơ khủng hoảng việc làm sẽ còn tồi tệ hơn

Tuy nhiên, các chuyên gia ILO cũng không dám chắc vào kỳ vọng trên, Do quá trình tiêm vaccine không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, các nước thuộc nhóm đang phát triển và các quốc gia mới nổi cũng không đủ lực để triển khai các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ.

ILO cũng thông tin thêm, không có việc làm và thời gian lao động giảm xuống đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về thu nhập, cùng với đó là sự gia tăng tương đương về tỷ lệ nghèo.

So với cùng kỳ năm 2019, giờ đây đã có thêm 108 triệu người lao động trên toàn thế giới được phân loại vào các nhóm cuối về mức độ mức thu nhập, họ có mức sống ở mức nghèo hoặc nghèo cùng cực. Đồng nghĩa những ngừoi này và gia đình sống với mức thu nhập bằng hoặc dưới mức 3,2 USD/ngày.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến mặt bằng chung của các nhóm lao động, khủng hoảng việc làm cũng kéo theo sự chênh lệch về việc làm theo giới tính. Báo cáo cũng chỉ ra phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng này.  Việc làm của nữ giới giảm 5% vào năm ngoái và thấp hơn với 3,9% ở nam giới.

Trên bình diện toàn thế giới, việc làm của thanh - thiếu niên niên giảm 8,7% trong năm 2020, nhỏ hơn 3,7% của người trưởng thành, các quốc gia có mức thu nhập trung bình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hệ quả là sẽ khiến sự hòa nhập vào thị trường lao động của người trẻ tuổi sẽ trễ hơn vài năm. 

Cuối cùng, ILO kết luận rằng nếu các quốc gia không có những nỗ lực trọng điểm nhằm đẩy nhanh quá trình tạo việc làm, hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và nhanh chóng khôi phục những ngành kinh kế chịu thiệt hại nặng nề nhất, thì thực trạng thất nghiệp thời Covid vẫn sẽ tiếp tục để lại những "di chứng" nặng nề.

H.S

Xem thêm: Từ ngày 15/5 người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề