Thế Giới Di Động lãi kỷ lục quý IV/2021
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG), doanh thu thuần trong kỳ đạt 36.138 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng 66% lên 1.563 tỷ đồng. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục kể từ khi hoạt động đến nay.
Luỹ kế cả năm, MWG đạt 122.958 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế 4.901 tỷ đồng; tăng lần lượt 13% và 25% so với năm 2020. Chuỗi Điện Máy Xanh góp tới 51% vào cơ cấu doanh thu, xếp thứ là là chuỗi Thế Giới Di Động với 25,7% và Bách Hoá Xanh góp 22,9% trong tổng doanh thu năm vừa qua.
Năm 2021 được đánh giá là năm thử thách chưa từng có trong lịch sử hoạt động của MWG do tác động của các đợt bùng phát dịch COVID-19.
Năm vừa qua, công ty đặt mục tiêu 125.000 tỷ đồng doanh thu thuần, 4.750 tỷ đồng lãi sau thuế. Như vậy, MWG mới đạt hơn 98,3% chỉ tiêu doanh thu và gầ 97% kế hoạch lợi nhuận năm.
Về cơ cấu từng chuỗi, Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) có sự bứt phá ngoạn mục trong quý IV, nhờ đó cả hai chuỗi đều đạt tăng trưởng dương cho cả năm 2021, bất chấp ảnh hưởng nặng nề do có gần 2.000 cửa hàng phải tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng trong hầu hết thời gian quý III.
Theo ngành hàng, thiết bị di động là động lực tăng trưởng chính nhờ hưởng lợi từ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch. Máy tính xách tay (laptop) tăng trưởng 58% so với 2020, máy tính bảng (tablet) và điện thoại tăng trưởng lần lượt 40% và 17%.
Với chuỗi ĐMX Supermini, sau khi thử nghiệm thành công, chuỗi đã nhân rộng từ 300 cửa hàng và mức đóng góp 850 tỷ đồng năm 2020 lên 800 cửa hàng và doanh số 6.800 tỷ đồng năm 2021.
Với sự tập trung cho hoạt động kinh doanh online, doanh thu online đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 13.405 tỷ đồng (tăng 47%) và chiếm 14% tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX.
Topzone – chuỗi cửa hàng ủy quyền cao cấp chuyên bán sản phẩm Apple – mang về cho công ty trung bình 15-20 tỷ đồng/cửa hàng/tháng chỉ sau ba tháng có mặt trên thị trường. Topzone được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới trong năm 2022 với doanh số 8-10 tỷ đồng/cửa hàng/tháng khi đi vào hoạt động ổn định.
Tổng nợ đi vay vượt tỷ USD hết năm 2021
Về tình hình tài chính, hết năm 2021, tổng tài sản của MWG là 62.983 tỷ đồng, tăng gần 37% so với đầu năm.
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu tài sản là hàng tồn kho với 29.180 tỷ đồng, tăng 35% sau một quý.
Tổng nợ đi vay hết năm 2021 là 24.647 tỷ đồng, chiếm 39% tổng nguồn vốn và tăng 36% so với cuối quý III/2021 (18.064 tỷ). Trong đó chủ yếu là khoản vay ngắn hạn và phần lớn từ ngân hàng nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động. Đây đều là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi.
Đáng lưu ý, các khoản vay ngân hàng chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài như HSBC, BNP Paris, Sumitomo Mitsui, Standard Chartered, Mizuho Bank, DBS Bank, ANZ,...
Dư nợ trái phiếu tại ngày 31/12/2021 chỉ có hơn 1.131 tỷ đồng với trái chủ là các công ty bảo hiểm như AIA, Prudential, Manulife,...
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, năm 2021, MWG đã thu hơn 63.936 tỷ đồng từ đi vay đồng thời cũng trả nợ gốc vay hơn 56.045 tỷ đồng.
Tổng chi phí lãi vay năm vừa qua của MWG là gần 674 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với năm 2020.
Dù chi phí lãi vay lớn song năm 2021, MWG thu tới hơn 967 tỷ đồng từ lãi tiền gửi cùng hơn 20 tỷ tiền chênh lệch tỷ giá.
Tính tới hết quý IV/2021, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn cùng trái phiếu của công ty là 18.379 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm và tăng