Thu thuế từ sản xuất lắp ráp ô tô trong nước tăng mạnh bất chấp đại dịch

18:30 | 09/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, sản lượng xe hơi lắp ráp tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đã đạt hơn 185 nghìn xe, vượt trội hơn hẳn so với cùng thời điểm năm 2020.

Cụ thể, Bộ Công thương đã ghi nhận trong khoảng thời gian 7 tháng đầu năm 2021 thì các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô nội địa đạt sản lượng 185,3 nghìn xe, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tính riêng trong tháng 7, do giãn cách ở nhiều địa phương nên việc sản xuất có phần bị chậm lại, doanh nghiệp lắp ráp báo cáo ghi nhận được 25,3 nghìn xe, sản lượng giảm nhẹ so với tháng 6 (27,5 nghìn xe). Nhưng con số trên đã tăng hơn 3% so với tháng 7/2020.

Bình quân thì mỗi tháng các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam cho "ra lò" khoảng 26,5 nghìn xe. Còn mỗi ngày, Việt Nam xuất xưởng khoảng 838 xe. 

Thu thuế từ sản xuất lắp ráp ô tô trong nước tăng mạnh bất chấp đại dịch - ảnh 1

Sản lượng ô tô lắp ráp trong nước tạm chững lại trong tháng 7 bởi dịch bệnh

Theo thống kê từ Bộ Tài Chính, tiền thu vào ngân sách từ tiêu thụ xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 7 tháng qua chứng kiến tăng trưởng với con 47,1%, đạt gần 35.000 tỷ đồng.

Cùng quãng thời gian này trong năm 2020 thì số thu thuế từ sản xuất lắp ráp ô tô trong nước chỉ đạt khoảng 23.800 tỷ đồng. Cũng bởi những tác động từ đại dịch làm gián đoạn sản xuất, chia cắt nhiều tỉnh thành. 

Được biết, sản lượng lắp ráp trong nước từ 2018 đến nay tăng liên tục, trừ năm ngoái với nguyên nhân được nêu ở trên. 

Bộ Công thương cho biết, tổng công suất lắp ráp ô tô của Việt Nam theo thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, phần còn lại chủ yếu thuộc khối doanh nghiệp trong nước với khoảng 65% sản lượng.

Doanh nghiệp vẫn e ngại "làn sóng" ô tô nhập ngoại ồ ạt

Tuy nhiên, hiện tại thị trường chứng kiến lượng xe nhập khẩu tăng mạnh chứng kiến sự bùng nổ việc nhập khẩu những chiếc xe từ các quốc gia từ Trung Quốc hay các nước ASEAN. 

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2021, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 7 ước đạt 17.000 chiếc, tổng giá kim ngạch đạt 332 triệu USD.

Ước tính trong 7 tháng đầu năm 2021, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc các loại ước đạt 98.000 chiếc, tổng kim ngạch 2,1 tỷ USD, tăng 116,9% về lượng và tăng 111,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Những loại xe nguyên chiếc này được hưởng ưu đãi thuế quan từ những Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) với mức thuế 0%. Do đó có lợi thế về giá và khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phải "sốt ruột", lo ngại về sự mất cân bằng tương quan với sản xuất nội địa. 

Mới đây, tỉnh Ninh Bình đã gửi văn bản cho hai bộ Tài chính và Công thương nhấn mạnh hoạt động của Công ty CP Thành Công Motor Việt Nam (TC Motor) với 2 nhà máy thuộc Khu Công nghiệp Gián Khẩu (huyện Gia Viễn) gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất và tiêu thụ sụt giảm làn sóng COVID lần thứ tư kéo dài suốt từ tháng 4 tới nay.

Trong khi đó, một số chính sách do Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước đã hết hiệu lực.

Tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị giảm một loại lệ phí như Tiêu thụ đặc biệt hay lệ phí trước danh bạ cho doanh nghiệp. 

Trước đó, tỉnh Hải Dương từng gửi đề xuất lên Chính phủ với những nội dung cho phép doanh nghiệp trong nước hưởng nhiều ưu đãi trong bối cảnh dịch bệnh nhưng lượng ô tô nguyên chiếc từ nước ngoài vẫn nhập về vẫn cao. 

Nhiều chuyên gia chỉ ra, Chính phủ cần chính sách quyết liệt và đột phá giúp phát triển ngành công nghiệp ô tô một cách mạnh mẽ hơn để có giá tốt và chất lượng sản phẩm được nâng lên, tránh tình trạng doanh nghiệp bỏ sản xuất để chuyển sang "đi buôn" kiếm lời.

H.S

Xem thêm: Xe ô tô hãng MG bị lỗi cảm biến: Cục Đăng kiểm yêu cầu báo cáo