Thủ tướng chấm dứt tranh cãi: Bộ GTVT phải đặt hàng VNR bảo trì đường sắt

13:30 | 20/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hôm 19/5, Thủ tướng vừa gửi văn bản hỏa tốc, yêu cầu các bộ, ngành liên quan xử lý vấn đề thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021.

Văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng cho biết, quyết định của Thủ tướng được đưa ra sau khi đã xem xét loạt ý kiến từ Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cùng các bộ ngành liên quan.

Theo đó, Thủ tướng quyết định sẽ giao trách nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải phụ trách toàn bộ việc đặt hàng quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng quốc gia với Tổng cục đường sắt Việt Nam. 

Tổng cục đường sắt chịu trách nhiệm trước toàn thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT khi thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước góp vốn đầu tư. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo hệ thống đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hoạt động bình thường theo đúng quy định của pháp luật. 

Thủ tướng chấm dứt tranh cãi: Bộ GTVT phải đặt hàng VNR bảo trì đường sắt - ảnh 1

Vấn đề vướng mắc liên quan đến bảo trì đường sắt đã được tháo gỡ

Được biết, năm 2021, vốn ngân sách cho bảo trì, tu sửa toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam là 2.800 tỉ đồng tiền. Do vướng mắc các quy định phân giao khoản kinh phí, nên kế hoạch duy tu này chưa thể diễn ra bình thường. 

Cụ thể, vấn đề giao vốn thực hiện đã từng được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính đồng quan điểm là theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, thì phải giao cho Cục Đường sắt Việt Nam để đặt hàng với 20 doanh nghiệp đường sắt. 

Lý do, theo Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là đơn vị không có ngành, nghề kinh doanh, mà lại thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường sắt. Do vậy, việc đặt hàng VNR là chưa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.

Ngược lại, theo VNR cho biết, giao vốn bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam là đi ngược lại nguyên tắc điều hành, quản lý, thống nhất trong hoạt động vận tải đường sắt từ trước đến nay, khi nguồn ngân sách bảo trì, duy tu này được giao trực tiếp cho tổng công ty phân bổ cho các công ty ngành đường sắt.

Do vướng mắc này, sau khi bàn giao vốn Nhà nước tại VNR về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc chi trả nguồn ngân sách duy trì cho đường sắt quốc gia bị ảnh hưởng. Vì có tiền mà không có cơ chế để chi.

VNR cho biết, nếu không gỡ được khúc mắc này, thì 20 công ty ngành đường sắt không có tiền để mua vật tư và chi trả cho công nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của hơn 10.000 nghìn lao động ngành đường sắt.

Với quyết định chỉ đạo trên của Thủ tướng, các vướng mắc cơ bản đã được tháo gỡ. Cụ thể là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính không sai khi giao hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho Tổng cục đường sắt chi vào việc duy tu mạng đường sắt quốc gia.

Đồng thời, VNR cũng yên tâm khi nguồn tiền này đã được thủ tướng chỉ định Tổng cục đường sắt phải thuê tổng công ty này tiến hành việc duy tu bảo dưỡng chất lượng mạng đường sắt quốc gia. Nói cách khác là nguồn tiền ấy chắc chắn sẽ nhanh chóng phải về VNR để rót xuống 20 công ty, với 10.000 lao động.    

Trả lời báo Đầu tư, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết với việc Bộ Giao thông vận tải phụ trách đặt hàng công tác bảo trì đường sắt với Tổng công ty thì công việc sẽ được triển khai nhanh chóng, bởi không phải trải qua nhiều khâu trung gian. 

H.S

Xem thêm: Toàn bộ nhân sự Bộ GTVT ở lại cơ quan chờ kết quả xét nghiệm COVID-19 của 1 nhân viên