Thúc đẩy KH-CN trong nông nghiệp: Cơ chế tự chủ của đơn vị công lập còn nhiều thách thức

07:59 | 24/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Một trong những thách thức lớn trong thúc đẩy KH-CN trong nông nghiệp là còn thiếu cơ chế tự chủ.

 “Chảy máu chất xám” có xu hướng gia tăng

 
Theo nongnghiep.vn, hiện tượng “chảy máu chất xám” ở các đơn vị nghiên cứu đang diễn ra và ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, trình độ KH-CN có nguy cơ tụt hậu.
 
nongnghiep.vn trích dẫn nhận định của GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện KHNN Việt Nam (VAAS): Giai đoạn 2016-2020, nongnghiep.vn công tác sản xuất giống cây trồng là lĩnh vực nghiên cứu đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của toàn ngành.
 
 
Thúc đẩy KH-CN trong nông nghiệp: Cơ chế tự chủ của đơn vị công lập còn nhiều thách thức - ảnh 1
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững
 
Hiện nay, VAAS đã xây dựng Chiến lược khoa học công nghệ giai đoạn 2021-2030 và gửi Bộ NN-PTNT. Theo đó, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện KHNN Việt Nam cũng thẳng thắn đánh giá, công tác nghiên cứu KH-CN của VAAS trong giai đoạn tới sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn 2016-2020.
 
Lãnh đạo nhiều Viện thành viên của VAAS đã thẳng thắn nhìn nhận những năm qua, trước những yêu cầu về sản phẩm khoa học ứng dụng, đáp ứng các yêu cầu về sản xuất theo năng suất, sản lượng, công tác nghiên cứu cơ bản chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị còn rất hạn chế…
 
Trình độ KH-CN có nguy cơ tụt hậu. So với các nước trên thế giới và khu vực, năng lực và trình độ nghiên cứu (nhất là nghiên cứu cơ bản) của đội ngũ cán bộ nghiên cứu chưa cao, khả năng độc lập nghiên cứu còn yếu.
 
Trong hệ thống VAAS, nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong nghiên cứu và phát triển KH-CN còn ít. Số lượng cán bộ có khả năng độc lập nghiên cứu độc chưa nhiều. Hoạt động sản xuất dịch vụ KH-KT chưa mạnh nên chưa tạo thêm nguồn kinh phí cho việc tự chủ.
 
Hai là tình trạng thiếu hụt các nhà khoa học trình độ cao. Hiện số lượng cán bộ nghiên cứu của VAAS chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các tổ chức khoa học công nghệ công lập khác nhưng chưa thực sự mạnh về chuyên môn và giỏi về kĩ năng.
 
Do quá trình hội nhập và mở cửa thị trường KH-CN diễn ra mạnh mẽ, trong khi chế độ lương và đãi ngộ đối với các nhà khoa học chưa hợp lý, nên khá nhiều chuyên gia giỏi, cán bộ nghiên cứu có năng lực trong các đơn vị đã tìm kiếm cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
 
Hiện tượng “chảy máu chất xám” ở các đơn vị nghiên cứu đang diễn ra và ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, ngày càng thiếu những nhà khoa học xuất sắc, tạo được tiếng vang lớn.
 
Trong bối cảnh đó, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập là cơ hội phát triển, song đồng thời cũng là thách thức lớn, nhất là trong việc xây dựng cơ chế hoạt động, hợp tác sản xuất kinh doanh và dịch vụ KH-CN trong nông nghiệp.
 
 

Chủ động đổi mới, chuyển hướng nghiên cứu

 
 
Trong buổi làm việc vừa diễn ra với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về công tác nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025,  Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng Viện KHNN Việt Nam trải qua nhiêu thời kỳ, có quyền tự hào vì đã đóng góp vô cùng quan trọng cho đất nước, nhất là những tiến bộ về giống, quy trình kỹ thuật cây trồng, đưa đất nước ta từ đói ăn trở thành một nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm lớn trên thế giới...
 
Mặc dù vậy, công tác nghiên cứu khoa học của Viện đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do nguồn lực chung của đất nước còn hạn chế. Trong hoàn cảnh đó, tất cả 18 đơn vị viện nghiên cứu của VAAS đã liên tục xoay chuyển, sáng tạo để tồn tại, phát triển.
 
 
Thúc đẩy KH-CN trong nông nghiệp: Cơ chế tự chủ của đơn vị công lập còn nhiều thách thức - ảnh 2
 Tiềm năng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn tới vẫn còn rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng tiềm năng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn tới vẫn còn rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt.
 
Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị VAAS cần tiếp tục chủ động đổi mới, chuyển hướng nghiên cứu. Ví dụ cây ngô, cần tập trung vào nghiên cứu ngô sinh khối, giống cỏ, cây thức ăn chăn nuôi để phục vụ cho chăn nuôi thay vì ngô lấy hạt như trước đây; nghiên cứu rau quả có thể chuyển hướng sang hoa, rau chất lượng cao; nghiên cứu sản xuất giống rau chất lượng cao, có lai tạo để thay thế nhập khẩu... Bởi rau, quả, hoa sẽ là lợi thế đắc địa của nước ta.
 
Trong tương lai, công tác nghiên cứu phải chuyển từ phục vụ mục tiêu an ninh lương thực sang an ninh dinh dưỡng.
 
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu theo chuỗi thay vì nghiên cứu đơn lẻ, trên toàn bộ từ khâu giống, quy trình canh tác, tới sơ chế, chế biến, tiêu thụ, trên cơ sở hợp tác, phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong VAAS.
 
Đồng thời, việc nghiên cứu cần hết sức lưu ý tới tính đặc hữu, sản phẩm cây trồng đặc sản của nước ta theo hướng ít sản phẩm nhưng cao về giá trị.
 
Theo đó, VAAS cần chủ động tiếp cận nhu cầu, thị hiếu thị trường nhằm có định hướng nghiên cứu, đi tắt đón đầu các giống, sản phẩm cây trồng có xu hướng, nhu cầu, giá trị cao trên thị trường.
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết sẽ ưu tiên tối đa vốn đầu tư trung hạn, đồng thời phối hợp với Bộ KH-CN nhằm tạo điều kiện tối đa nguồn lực cho VAAS trong giai đoạn tới..
 
Minh Hoa