Thuỵ Điển muốn cho Việt Nam vay 2 tỉ USD để phát triển ngành hàng không

17:15 | 06/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam Ann Mawe cho biết, các tổ chức tài chính Thuỵ Điển muốn tăng gấp đôi hạn mức dành cho Việt Nam vay để phát triển ngành hàng không.
Trong buổi làm việc vừa qua với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về hợp tác hai bên trong lĩnh vực hàng không, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển tại Việt Nam -bà Ann Mawe có nhắc lại đề xuất của Thủ tướng Thụy Điển trong buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 27/5/2019. Theo đó, Thụy Điển sẽ cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 1 tỷ USD cho mục đích phát triển ngành hàng không.
 
Theo bà Ann Mawe, đến nay, Cơ quan Tín dụng xuất khẩu Thụy Điển và Tập đoàn Tín dụng xuất khẩu Thụy Điển đề xuất tăng hạn mức tín dụng này lên 2 tỷ USD cho các dự án nâng cấp, mở rộng quản lý không lưu và dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
 
“Chúng tôi xin trao tới Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ý định thư về đề xuất này, với đề nghị 30% trong khoản tín dụng này chi cho việc sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ liên quan của Thụy Điển”, đại sứ Ann Mawe nói.
 Trong buổi làm việc vừa qua với bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về hợp tác hai bên lĩnh vực hàng không, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe có nhắc lại đề xuất của Thủ tướng Thụy Điển trong buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 27/5/2019. Về việc, Thụy Điển sẽ cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 1 tỷ USD cho mục đích phát triển ngành hàng không.  Theo bà Ann Mawe, Đến nay, Cơ quan Tín dụng xuất khẩu Thụy Điển và Tập đoàn Tín dụng xuất khẩu Thụy Điển đề xuất tăng hạn mức tín dụng này lên 2 tỷ USD cho các dự án nâng cấp, mở rộng quản lý không lưu và dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.  “Chúng tôi xin trao tới Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ý định thư về đề xuất này, với đề nghị 30% trong khoản tín dụng này chi cho việc sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ liên quan của Thụy Điển”, đại sứ Ann Mawe nói.    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cảm ơn nhã ý của Thụy Điển đã dành khoản tín dụng này cho Việt Nam để nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không. Bộ GTVT sẽ tiếp nhận Ý định thư và nghiên cứu kỹ lưỡng để tham mưu cho Chính phủ về khoản tín dụng.   “Chúng tôi ủng hộ các doanh nghiệp hàng không Việt Nam tiếp cận và sử dụng khoản tín dụng này cũng như sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ của Thụy Điển”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.   Tư lệnh ngành giao thông cho rằng ngoài sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp, xây dựng nhiều sân bay khác. Chẳng hạn nâng cấp sân bay Nội Bài từ công suất 30 triệu hành khách/năm hiện nay lên 100 triệu hành khách/năm, ngoài ra còn xây dựng, nâng cấp các sân bay quốc tế Lào Cai, Vân Đồn, Phú Quốc, Chu Lai...
                     Đại sứ Ann Mawe trao Ý định thư cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
 
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cảm ơn nhã ý của Thụy Điển đã dành khoản tín dụng này cho Việt Nam để nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không. Bộ GTVT sẽ tiếp nhận Ý định thư và nghiên cứu kỹ lưỡng để tham mưu cho Chính phủ.
 
“Chúng tôi ủng hộ các doanh nghiệp hàng không Việt Nam tiếp cận và sử dụng khoản tín dụng này cũng như sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ của Thụy Điển”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
 
Tư lệnh ngành giao thông cho rằng ngoài sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp, xây dựng nhiều sân bay khác. Chẳng hạn nâng cấp sân bay Nội Bài từ công suất 30 triệu hành khách/năm hiện nay lên 100 triệu hành khách/năm, ngoài ra còn xây dựng, nâng cấp các sân bay quốc tế Lào Cai, Vân Đồn, Phú Quốc, Chu Lai...
 
"Vì vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ cần nhiều thiết bị, giải pháp, dịch vụ trong quản lý, điều hành tại sân bay, mở rộng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Thụy Điển…"- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
 
Đại sứ Ann Maw cũng  thông tin thêm, Thụy Điển là một trong các đối tác cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu trong phát triển bền vững ngành hàng không, nhất là về bảo vệ môi trường. "Trong 28 sân bay quốc tế được đánh giá sân bay thân thiện với môi trường, thì có 10 sân bay do các hãng Thụy Điển cung cấp các giải pháp quản lý, điều hành thân thiện với môi trường", bà dẫn chứng.
 
Bà nhấn mạnh, Thụy Điển sẵn sàng tăng cường hợp tác, chia sẻ trong lĩnh vực này với Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiều chương trình bảo vệ môi trường.
 
Hải An