Tỉ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát
(DNVN) - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỉ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc tăng tỉ giá trong những ngày gần đây không phải là hiện tượng nhất thời kéo dài trong một vài ngày mà có thể kéo dài trong cả năm 2018. Từ nay đến cuối năm, hiện tượng tăng tỉ giá sẽ được lặp lại nhiều hơn.
Nguyên nhân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã tăng lãi suất lên mức 1,75-2%. Việc Fed tăng lãi suất lập tức đã khiến giá trị của đồng USD tăng, đồng thời làm tăng áp lực lên tỉ giá tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cơ quan này dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay.
Nguyên nhân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã tăng lãi suất lên mức 1,75-2%. Việc Fed tăng lãi suất lập tức đã khiến giá trị của đồng USD tăng, đồng thời làm tăng áp lực lên tỉ giá tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cơ quan này dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngoài nguyên nhân vĩ mô còn có nguyên nhân do nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm rất khả quan, với GDP ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Ông Hiếu phân tích, khi GDP tăng cao như vậy sẽ có hiện tượng làm tăng lạm phát, khi lạm phát tăng sẽ gây áp lực tăng lên tỉ giá. Giá trị của tiền đồng suy giảm thì tỉ giá của tiền đồng đối với USD sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 có dấu hiệu nhập siêu. Từ nay đến cuối năm nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì nhu cầu của USD tăng lên từ đó gây nên áp lực tăng tỉ giá.
Chuyên gia này nhận định, 6 tháng còn lại của năm 2018, tỉ giá có xu hướng tăng lên, dự báo mức tăng từ 1-3% so với đầu năm. Nếu tỉ giá tăng thêm 1% là chuyện bình thường và có tác dụng hỗ trợ cho xuất khẩu. Nếu tăng đến 3% thì vẫn ở trong biên độ biến động mà Ngân hàng Nhà nước có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, tỉ giá liên tục tăng cao là tín hiệu không mấy khả quan, nhất là vào nửa cuối năm, nhu cầu sử dụng USD tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất-kinh doanh, nhất là việc xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi giá USD tăng sẽ gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu, chi phí vận tải. Giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo trong khi phần lớn doanh nghiệp đang phải nhập khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ càng chịu ảnh hưởng khi phải tăng chi phí kinh doanh…
"Tỉ giá tăng không có lợi cho việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo như, xăng dầu, điện nước, giá y tế, giáo dục... Như vậy, tỉ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định./.
Tuy nhiên, tỉ giá liên tục tăng cao là tín hiệu không mấy khả quan, nhất là vào nửa cuối năm, nhu cầu sử dụng USD tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất-kinh doanh, nhất là việc xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi giá USD tăng sẽ gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu, chi phí vận tải. Giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo trong khi phần lớn doanh nghiệp đang phải nhập khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ càng chịu ảnh hưởng khi phải tăng chi phí kinh doanh…
"Tỉ giá tăng không có lợi cho việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo như, xăng dầu, điện nước, giá y tế, giáo dục... Như vậy, tỉ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định./.
Theo vov