Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
Lấy thâm hụt thương mại mà Mỹ có với một quốc gia, chia con số đó cho tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia đó vào Mỹ. Kết quả thu được sau đó sẽ được chia đôi và đó sẽ là mức thuế được áp dụng.
Theo ông Trương Bá Tuấn, Cục phó Cục Chính sách thuế, thuế, lệ phí thông tin tại Họp báo thường kỳ quý I/2025 của Bộ Tài chính chiều nay (ngày 3/4); mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ tính toán.
Trong bài bình luận này, Tiến sĩ Chu Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân Kinh doanh thuộc Đại học RMIT Việt Nam, chia sẻ góc nhìn chuyên môn về việc làm thế nào thay đổi thuế quan của Mỹ có thể định hình lại mặt bằng xuất khẩu của Việt Nam, khiến thị trường chao đảo và thách thức khả năng chống chịu của nền kinh tế. Ông Tuấn còn chỉ ra những hành động cấp thiết mà các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện tức thời.
Dù chưa có kết luận chính thức và danh sách các ngành hàng sẽ bị Mỹ đánh thuế, nhưng các chuyên gia nhận định doanh nghiệp Việt cần chủ động thích ứng, đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với thay đổi chính sách và biến động thị trường.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.