Những ngày cuối cùng trước thềm Tết Nguyên đán 2023, doanh nghiệp cả nước đang tập trung cao độ để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia nghiên cứu đều nhận định rằng, khó khăn của kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài sang đầu năm 2023 và tác động không nhỏ tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Song đây cũng là cơ hội mới để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nhìn nhận và cơ cấu lại thị trường; tìm kiếm, lựa chọn những mặt hàng, sản phẩm có thế mạnh để tập trung thương mại hóa, đem lại nguồn thu lớn hơn, gia tăng giá trị và hiệu quả hơn.
10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, kết quả này phần lớn nhờ vào mức nền so sánh thấp của năm ngoái và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong hai quý đầu năm, với 5 trên 6 tháng đạt hơn 200 triệu USD. Bước sang những tháng cuối năm, đặc biệt là tháng 10 và tháng 11, kim ngạch xuất khẩu cá tra đang cho thấy những tín hiệu giảm dần.
Những tháng cuối năm 2022, biến đổi khí hậu gây nên thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng và năng suất lúa gạo, thêm vào đó, một quốc gia xuất khẩu quan trọng là Pakistan cũng vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử làm ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn cung. Trong khi đó, điều kiện sản xuất lương thực của Việt Nam thời gian qua tương đối thuận lợi và có sản lượng dồi dào. Cục diện đó cho thấy, trong những tháng cuối năm và cả năm 2023, đầu ra của sản phẩm gạo Việt Nam vẫn rất lạc quan, cùng với đó là triển vọng tăng giá trong những năm tới.
Theo báo cáo mới công bố của Amazon Global Selling, gần 10 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon toàn cầu, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường vàng trong nước có nhiều chuyển biến tích cực sau khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực từ tháng 5/2012. Thị trường không còn những "cơn sốt" vàng miếng như trước đây, nhưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khi giá cả thị trường vàng bạc trong nước hầu như không bắt nhịp với thị trường thế giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2022 đạt trên 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.
Những năm qua, các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, đã có 15 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, 2 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Các hiệp định này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, đồng thời cũng thúc đẩy các bộ ngành nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao.
Với những diễn biến phức tạp, khó lường và dị biệt của tình hình thế giới năm 2022, kinh tế đất nước vẫn gặt hái nhiều thành tựu đáng kể. Đóng góp chung vào kết quả này, ngành công thương dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ đã linh hoạt giải pháp và chèo lái thành công để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao. Đặc biệt, xuất khẩu vẫn nổi lên với gam màu sáng ấn tượng và được ví như chân kiềng vững chắc trong tăng trưởng kinh tế đất nước.
Xu hướng gia tăng nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam ghi nhận trong quý 3/2022 khi kim ngạch nhập khẩu đạt 17,669 triệu USD, tăng so với mức 7,753 triệu USD trong quý 3, 15,972 triệu USD trong quý 1.