Nước ta sẽ có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai…
Từ đầu năm đến nay tại Ninh Bình, 468/476 thửa đất tại các huyện Yên Khánh, Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn đã được đấu giá thành công với tổng giá trúng hơn 557 tỷ, thu chênh khoảng 143 tỷ so với giá khởi điểm.
Theo chủ trương sáp nhập, tỉnh Hưng Yên và Thái Bình sẽ về "chung một nhà" và dự kiến lấy tên Hưng Yên, trung tâm hành chính cũng đặt tại Hưng Yên. Trước khi sáp nhập, giá đất tại Hưng Yên và Thái Bình cũng đã có nhiều biến động.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hà Nội, trong quý I/2025, thành phố thu được khoảng 6.860 tỷ đồng, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.
Hiện nay, việc định giá đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc thu thập thông tin vẫn còn nhiều rào cản, thị trường chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch. Khi triển khai định giá vẫn không xác định được giá đất khiến nhiều dự án bị đình trệ. Cùng đó, việc giá bất động sản ở một số địa phương tăng nóng thời gian qua được khuyến cáo sẽ tác động một phần đến việc định giá đất.
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ khiến thị trường bất động sản biến động, giá đất tại tỉnh nhỏ có thể tăng theo tỉnh lớn... Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư.
Ngay trong quý I/2025, nhiều địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đà Nẵng...đồng loạt thông báo đấu giá nhiều thửa đất. Theo đó, giá khởi điểm tùy địa phương cũng khác nhau, tại Đà Nẵng là cao nhất gần 60 triệu đồng/m2.