Sàn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ vừa được đưa vào giao dịch cùng với xu hướng lãi suất tiếp tục giảm… là những thông tin tích cực được kỳ vọng sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng khả năng thanh khoản và khởi sắc hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, nỗi lo trái phiếu đáo hạn trong bối cảnh hoạt động doanh nghiệp chưa có nhiều thuận lợi vẫn là điểm mấu chốt để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), nửa đầu năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 42.783 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính Thaco ghi nhận đến 31/12/2022, nợ trái phiếu của doanh nghiệp này là hơn 8.200 tỷ đồng, chiếm 17% vốn chủ sở hữu. Trong số các lô trái phiếu của Thaco, có lô trái phiếu đáo hạn vào cuối năm 2024. Số còn lại đáo hạn vào cuối năm 2025 và có cả lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2026.
Các chuyên gia và nhà quản lý đã cùng thảo luận về ổn định các cân đối vĩ mô và nêu nhiều biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật.
Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong tháng 4/2023, có 1 đợt phát hành riêng lẻ và 1 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị phát hành 2.671 tỷ đồng, chỉ bằng 10% tổng khối lượng phát hành của tháng 3.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 3 sau khi Nghị định 08 có hiệu lực. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, thị trường lại chứng kiến sự trầm lắng khi không có đợt phát hành riêng lẻ mới nào được thực hiện.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.