Trong công điện gửi các bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân trong mọi tình huống.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, tổng hạn mức tín dụng cấp cho 16 doanh nghiệp xăng dầu là 103.000 tỷ đồng nhưng hiện mới sử dụng 58.000 tỷ đồng, như vậy ước room chưa sử dụng còn 44.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 55, giao toàn diện phần xăng, dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả phần quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động.
Thị trường xăng dầu có nhiều bất cập thời gian qua khi thiếu nguồn cung cục bộ một lần nữa được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận kinh tế xã hội, ngân sách năm 2022, và dự toán kế hoạch 2023, sáng 28/10.
Để đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu thế giới khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất và đầu mối kinh doanh xăng dầu đang nỗ lực triển khai các giải pháp tăng nguồn cung sản phẩm.
Nguồn cung xăng dầu không thiếu nhưng rõ ràng bán ra thị trường lại có khó khăn là thực tế được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn nhìn nhận tại buổi thảo luận tổ sáng 22/10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, việc thiếu xăng chỉ diễn ra ở phạm vi cục bộ một số cửa hàng tư nhân còn đối với các doanh nghiệp lớn, có hệ thống phân phối thì tình hình tương đối ổn định.
Hiện hai nhà máy lọc dầu trong nước đều đang vận hành ở công suất tối đa, riêng nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong quý 4/2022 nhằm cung ứng cho thị trường.