Tin kinh tế nổi bật 14/10: GDP Việt Nam vượt Singapore, Heniken thoái vốn ở Sabeco
Lần đầu tiên GDP Việt Nam vượt Singapore, Malaysia. Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tình hình kinh tế toàn cầu, quy mô nền kinh tế Việt Nam tính đến hết năm nay dự kiến sẽ đạt 340,6 tỷ USD. Dự kiến đến hết năm 2020, nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên chen chân vào top 4, vượt qua cả Singapore, Malaysia và chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Philippines trong khối ASEAN.
Xem thêm: Lần đầu tiên GDP Việt Nam vượt Singapore, Malaysia
"Dân buôn hàng xách tay" rủ nhau lách luật: Từ 15/10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng xách tay có thể bị xử phạt tới 200 triệu đồng được áp dụng. Thế nên, nhiều dân buôn rỉ tai nhau những chiêu thức lách luật.
Xem thêm: "Dân buôn hàng xách tay" rủ nhau lách luật
Đại lí Rolls-Royce duy nhất tại Việt Nam tuyên bố dừng hoạt động. Chủ tịch Công ty cổ phần ô tô Regal - đơn vị phân phối chính hãng xe Rolls Royce tại Việt Nam, vừa bất ngờ thông báo quyết định ngừng hợp tác với Rolls-Royce Motorcars. Đồng thời, ông gửi lời cảm ơn tới khách hàng, đồng nghiệp đã đồng hành cùng Rolls-Royce Motorcars Hanoi trong suốt 7 năm qua và cho biết "sẽ nhanh chóng gặp lại và làm phiền mọi người trong những dự án mới".
Xem thêm: Đại lí Rolls-Royce duy nhất tại Việt Nam tuyên bố dừng hoạt động
Chân dung dàn lãnh đạo người Việt phải rời HĐQT Coteccons cùng ông Nguyễn Bá Dương. Theo quan điểm của các cổ đông lớn như Kusto hay The8th thì Coteccons đi xuống là do xung đột lợi ích, khi các lãnh đạo như ông Nguyễn Bá Dương lại cùng lúc là sếp tại các doanh nghiệp đối thủ khác, điển hình như Ricons. Vì thế, các cổ đông này đã đề nghị dàn lãnh đạo cũ của Coteccons từ chức. Thời điểm đó, CTD đã không còn là "Chủ Tịch Dương" khi hàng loạt "chiến tướng" lâu năm đều lần lượt rời khỏi tập đoàn. Đó là những cái tên lần lượt Trần Quang Tuấn, Trần Kim Long, Nguyễn Sỹ Công, Trần Quang Quân, Trần Quyết Thắng...
Xem thêm: Chân dung dàn lãnh đạo người Việt phải rời HĐQT Coteccons cùng ông Nguyễn Bá Dương
Đường Phạm Văn Đồng hoàn thiện khiến giá nhà đất tăng mạnh. Sau khi được mở rộng 12 làn xe đã có diện mạo mới, đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đẩy giá đất tại khu vực này lập tức tăng mạnh, từ 5 - 10%. Theo khảo sát của phóng viên, các dự án khu vực này đều đã tăng khoảng 3 - 5 triệu đồng/m2 so với trước khi mở rộng đường Phạm Văn Đồng.
Xem thêm: Đường Phạm Văn Đồng hoàn thiện khiến giá nhà đất tăng mạnh
Heniken bán 25 triệu cổ phần Sebeco thu về gàn 5.000 tỷ đồng. 25,2 triệu cổ phiếu SAB mà Heineken muốn bán có giá 184.000 đồng/cp, tương đương 3,93% cổ phần mà Able Win Gain Limited đang nắm giữ. Hiện tại, hai cổ đông lớn đang sở hữu Sabeco là ThaiBev với tỉ lệ sở hữu 53,59%, tiếp sau là Bộ Công Thương với 36% cổ phần.
Xem thêm: Heniken bán 25 triệu cổ phần Sebeco thu về gàn 5.000 tỷ đồng
Apple trình làng 4 mẫu iPhone 12 mới, thiết kế cạnh vuông giống iPhone 5. 4 mẫu iPhone 12 mới nhất của năm 2020 được Apple trình làng bao gồm: iPhone 12 Mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max. Đặc biệt hơn mọi mẫu iPhone năm nay đều đã có kết nối 5G.
Xem thêm: Apple trình làng 4 mẫu iPhone 12 mới, thiết kế cạnh vuông giống iPhone 5
Cổ phiếu TCB tăng trần với thanh khoản cao nhất kể từ khi lên HOSE, giá 22.850 đồng/cp: Phiên ngày 14/10 chứng kiến hơn 26,35 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB) được giao dịch thỏa thuận tại mức giá trần 22.850 đồng/cp.
Xem thêm: Cổ phiếu TCB tăng trần với thanh khoản cao nhất kể từ khi lên HOSE, giá 22.850 đồng/cp
Bầu Đức mua thêm cổ phiếu, tăng sở hữu lên hơn 40,62% vốn ở Hoàng Anh Gia Lai: Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai vừa đăng ký mua vào 50 triệu cổ phiếu HAG thông qua các giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 19/10 đến 30/10.
Xem thêm: Bầu Đức mua thêm cổ phiếu, tăng sở hữu lên hơn 40,62% vốn ở Hoàng Anh Gia Lai
Dự án công nghệ cao nghìn tỷ của Rạng Đông vẫn chưa triển khai: Dự án với diện tích 10ha, thời hạn sử dụng 50 năm, tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. Dự án này được coi là bước đột phá trong đề án chuyển đổi số công ty giai đoạn 2019-2025 tầm nhìn 2030. Mục tiêu đề án là đến 2025 Rạng Đông hoàn thành thông minh hóa khối sản xuất thực với 70-80% dữ liệu được kết nối, tự động xử lý, phân tích trong hệ thống thống nhất.
Xem thêm: Dự án công nghệ cao nghìn tỷ của Rạng Đông vẫn chưa triển khai
Đỗ Linh