Tổng giám đốc Vinatex Đặng Vũ Hùng: Gần 20 năm nỗ lực đồng hành cùng ngành dệt may Việt Nam
Tổng giám đốc Vinatex Đặng Vũ Hùng là ai?
Ông Đặng Vũ Hùng sinh ngày 24/07/1971. Hiện ông cư trú tại Bùi Đình Túy - Phường 12 quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh. Về trình độ học vấn, ông sở hữu trong tay bằng Tiến sĩ Dệt.
Hiện nay, ông Hùng đang là Tổng giám đốc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT), đồng thời cũng là Thành viên HĐQT của tập đoàn này. Ngoài ra, ông còn giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May 10 - CTCP (M10) kể từ ngày 2/5/2020.
Về tài sản, vị Tổng giám đốc Vinatex nắm trong tay 5.000 cổ phiếu VGT của tập đoàn Dệt may Việt Nam tính đến ngày 31/10/2016, có giá trị khoảng 0.1 tỷ VNĐ.
Chân dung Tổng giám đốc Vinatex Đặng Vũ Hùng là ai.
Ngoài ra, ông là Đại diện cho Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Dệt May Miền Bắc - Vinatex, sở hữu 5,125,000 cổ phiếu HSM của Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, chiếm tỷ lệ 25.0% tính đến tháng 04/2018, có giá trị vào khoảng 45.6 tỷ VNĐ.
Ông cũng là Đại diện cho Bộ Công thương nắm giữ 40,000,000 cổ phần VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, chiếm tỷ lệ 08.0% đến tháng 12/2016, có giá trị vào khoảng 680.0 tỷ VNĐ.
*Giá trị cổ phiếu cập nhật đến 24/05/2021.
Quá trình sự nghiệp của ông Hùng
Từ 03/2002 - 12/2002, ông là Chuyên viên Ban Kỹ thuật đầu tư - Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Từ 12/2002 - 06/2003, ông là Chuyên viên Phòng Kỹ thuật Đầu tư - Công ty Dệt Phong Phú
Từ 6/2003 - 2004 , ông là Phó phòng Kỹ thuật Đầu tư - Công ty Dệt Phong Phú
Từ 2004 - 2005 , ông là Giám đốc Nhà máy Sợi OE - Công ty Dệt Phong Phú
Từ 2005 - 2007 , ông là Trợ lý Tổng Giám đốc - Công ty Dệt Phong Phú
Từ 2007-04/2013 , ông là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú.
Ông Hùng giữ nhiều vị trí quan trọng trong Phong Phú Corp.
Từ 04/2013 - 12/2013 , ông là Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Dệt 8-3
Từ 12/2013 -01/2015 , ông là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt 8/3.
Từ 01/2015 - nay, ông là Thành viên Hội đồng Quản trị - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Dệt 8-3
Từ 03/2016-nay, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên - Tổng Công ty Dệt may miền Bắc
Từ 04/2015 - nay , ông là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội
Từ 4/2016 đến nay, ông là Ủy viên Hội đồng Quản trị - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên - Công ty TNHH Một thành viên Dệt 8-3, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú.
Từ tháng 4/2016, ông là Phó Tổng GĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Từ ngày 18 tháng 08 năm 2021, ông là Tổng GĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Ông Hùng trở thành Tổng giám đốc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Tổng giám đốc Vinatex lo ngại về thách thức đến từ COVID-19
Đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 trở lại và tiếp tục bùng phát, thậm chí lây lan nhanh hơn do sự nguy hiểm của biến chủng virus mới, khiến cho ngành dệt may càng thêm lao đao sau cả năm 2020 đã ảnh hưởng nặng nề và chưa kịp hồi phục. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam là một trong những đơn vị đứng mũi chịu sào.
Theo Vinatex, thời điểm này, các chuỗi cung ứng dừng lại, người mua không đặt hàng, không nhận hàng, khiến cho toàn ngành bị thiệt hại nặng về doanh thu. Nếu để xảy ra dịch bệnh ở cơ sở, doanh nghiệp còn không thể tổ chức sản xuất vì phải cách ly tập trung.
Như vậy, không chỉ thiệt hại về tiền lương, chế độ cho người lao động, mà các DN dệt may còn không thể hoàn thành được hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. Thậm chí, vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng lung lay và có thể bị thay thế bên cạnh việc bị thiệt hại trong cam kết tài chính.
Bởi diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, dệt may đứng trước nhiều khó khăn.
Ông Đặng Vũ Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, lo ngại trước tình hình này và cho rằng, đội ngũ Vinatex cần phát huy hết mức tiềm lực và nội lực để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình mới, thông qua đó mới có thể phấn đấu đạt tăng trưởng trong năm 2021.
Vinatex đặt kỳ vọng sẽ trở lại ngưỡng tiêu thụ của năm 2019 của năng lực sản xuất, xuất khẩu. Theo dự báo của toàn ngành dệt may thì phải hết năm 2023 ngành dệt may mới trở lại vị thế vốn có nếu phục hồi chậm và nhanh nhất cũng phải đến quý III/2022. Toàn ngành phải chuẩn bị tâm thế đối mặt với các thách thức đáng kể.
Một tín hiệu tích cực từ thị trường trong quý I/2021 vừa qua cho thấy, có cơ thể thực hiện được dự báo và hướng phấn đấu đạt mục tiêu của ngành dệt may. Tín hiệu đáng mừng cho quá trình phục hồi trở lại của ngành may mặc là việc các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng dài hạn, nhiều mặt hàng chủ lực được các đối tác quan tâm…
Xem thêm: Vingroup dự tính thu về 180 tỷ đồng từ việc bán bớt 12 triệu cổ phiếu của Vinatex
Phương Thúy