Trung Quốc chế tạo sinh viên ảo bằng AI đầu tiên, biết dùng MXH, học tại ĐH Thanh Hoa
Sinh viên ảo này có tên là Hoa Trí Băng, đã đăng ký theo học tại Khoa Khoa học và Công nghệ Máy tính thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) và trở thành học sinh của Đường Kiệt, phó trưởng khoa phụ trách các vấn đề học thuật và cũng là một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa.
Trong buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên với fan hâm mộ tuần trước, Hoa Trí Băng đã thu hút gần 2.000 người theo dõi trên Weibo trong khoảng 9 giờ.
“Xin chào mọi người, tôi là Hoa Trí Băng. Tôi rất vui khi trở thành học trò của Giáo sư Đường Kiệt. Tôi sẽ bắt đầu cuộc sống học tập và nghiên cứu của mình tại phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính của Đại học Thanh Hoa ”, cô sinh viên ảo này gửi lời chào đến người dùng Internet Trung Quốc trong bài đăng đầu tiên trên MXH Weibo.
Hình ảnh cho thấy nhân sinh viên ảo Hoa Trí Băng có khuôn mặt rất giống con người
Kèm theo đó là đoạn đoạn video có sự xuất hiện của một phụ nữ trẻ đang đi lang thang trong khuôn viên trường và giới thiệu về bản thân bằng một giọng nữ.
"Tôi đã đam mê văn học và nghệ thuật từ khi mới sinh ra. Các nhà khoa học không chỉ cho tôi ngoại hình, giọng hát mà còn dạy tôi sáng tác", Hoa Trí Bình chia sẻ, trí tuệ AI cũng cho biết nhạc nền của video giới thiệu là do mình sáng tác.
Theo Đường Kiệt, một trong những "cha đẻ" của nữ sinh bằng AI này chia sẻ cô gái trong video được "xây dựng" theo khuôn mẫu người thật nhưng khuôn mặt và giọng nói là nhân tạo.
Ông còn cho biết nữ sinh viên AI này có thể làm thơ, vẽ tranh và sáng tác nhạc. Đặc biệt là có khả năng suy luận và cảm xúc, khiến cô ấy khác biệt với các nhân vật ảo khác nhờ một mô hình máy học đã được đào tạo từ trước.
“Cô đã đăng ký và trở thành sinh viên của trường đại học vào đầu tuần này. Các nhà phát triển đặt nhiều kỳ vọng vào cô ấy, hy vọng cô ấy có thể tự giải quyết vấn đề và viết chương trình”, ông Đường Kiệt nói. Đồng thời cho biết nữ sinh ảo này cũng có thể được làm việc sau khi tốt nghiệp đại học.
Hoa Trí Băng được phát triển dựa trên phiên bản mới nhất của mô hình học sâu do Trung Quốc phát triển, Ngộ Đạo 2.0, hay Khai Sáng. Nó có thể xử lý 1,75 nghìn tỷ thông số, phá vỡ kỷ lục 1,6 nghìn tỷ do mô hình ngôn ngữ AI Switch Transformer của Google thiết lập trước đó. Ngộ Đạo cũng được hy vọng sẽ có nhiều lợi ích tích cực, như giảm chi phí của quá trình đào tạo các mô hình học máy, bao gồm cả chi phí lao động và lượng khí thải carbon.
Ông Đường Kiệt chia sẻ với truyền thông: "Trong năm tới, cô ấy có thể đạt đến mức độ nhận thức của một đứa trẻ 12 tuổi". Trong khi Peng Shuang, đồng sáng lập bot trò chuyện Xiaoice, hy vọng nữ sinh ảo này sẽ có thể hoạt động ít giống robot hơn và ngày càng hoàn thiện để trở nên giống con người hơn trong tương lai.
Một sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Thanh Hoa chia sẻ với với tạp chí Sixth Tone rằng, phần lớn sinh viên trong trường chưa biết đến nữ sinh viên AI này vì trường không giới thiệu cô với công chúng.
H.A
Xem thêm: Nhật Bản áp dụng công nghệ AI giúp giảm lãng phí thực phẩm