Vì sao chất lượng an toàn VSTP tại chợ đầu mối chưa được đảm bảo?

07:07 | 24/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trung tâm của chợ đầu mối là sàn giao dịch hàng hóa chưa được thiết lập. Chính vì vậy chợ đầu mối ở Việt Nam chủ yếu thực hiện chức năng thu gom hàng hóa để phục vụ cho khâu bán lẻ mà thôi. Do những nguyên nhân trên nên hàng hóa vào chợ chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo.

Trong buổi làm việc mới đây của ông Đại sứ Pháp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, có đề cập tới 1 số hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là: Phía Pháp sẽ hỗ trợ VN thiết lập hệ thống các chợ đầu mối nông sản thực phẩm, mục đích nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng và thực hiện việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm công bằng hơn.

Ảnh minh họa.

Đây là 1 tín hiệu vui mà các bạn Pháp mang đến cho việc xây dựng hạ tầng thương mại hiện đại và văn minh, tín hiệu vui cho người sản xuất ra hàng hóa nông sản thực phẩm và người tiêu dùng, chúng ta đều biết thực tại ở VN mặc dù đã có hàng mấy chục chợ đầu mối song hầu hết các đều ở quy mô nhỏ, các chức năng ở chợ không đầy đủ.

Trung tâm của chợ đầu mối là sàn giao dịch hàng hóa chưa được thiết lập. Chính vì vậy chợ đầu mối chủ yếu thực hiện chức năng thu gom hàng hóa để phục vụ cho khâu bán lẻ mà thôi. Do những nguyên nhân trên nên hàng hóa vào chợ chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo để phục vụ cho tiêu dùng, giao dịch mua bán chủ yếu là tay đôi-ba mua bán trực tiếp, các giấy tờ pháp lý về mọi mặt còn đơn giản và có những cái ko hợp pháp.

Hàng hóa đưa vào do thiếu thông tin một cách công khai minh bạch nên thường bị 1 số nhóm thương lái ko thiện chí đã ép cấp ép giá, ... Lợi nhuận của người sản xuất thường bị thua thiệt, khi hàng dội chợ thì có lúc phải bán lỗ, hòa vốn hoặc lợi nhuận ko đáng kể so với công sức họ đã bỏ ra. Tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến ở thị trường VN mà chưa được khắc phục, trong đó có yếu tố rất quan trọng là ở VN phải có các chợ đầu mối hiện đại, đủ quy mô, thực hiện những chức năng quan trọng của nó. Nghiên cứu ở các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Pháp, Tây Ba Nha, ... cho ta thấy 1 thực tế về lợi ích của chợ đầu mối ở các nước.

Một mớ rau muống ở Hàn Quốc bán ở thị trường tự do là 2000đ/mớ nhưng khi được giao dịch công khai trên sàn của chợ đầu mối thì giá bán được là4000-6000đ/mớ. Đây là 1 dẫn chứng thực tế, rất sinh động về hiệu quả của chợ đầu mối đã thực hiện ở các nước và chắc chắn sẽ trởthành hiện thực ở thị trường VN nếu chúng ta có quyết tâm tạo lập 1 hạ tầng cơ sở hiện đại cho việc giao dịch hàng hóa nông sản ởVN, đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch trên thị trường, ai có nhu cầu mua bán hàng hóa thì đến những địa điểm này.

Thực ra những mong muốn về đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và việc phân phối lợi nhuận 1 cách hài hòa, hợp lý trong chuỗi sản xuất phân phối tiêu thụ đã xuất hiện 1 vài năm nay, tuy nhiên chưa thực hiện được như các nước phát triển đã làm. Tóm lại, với sự giúp đỡ của các bạn Pháp và kinh nghiệm của các nước tiên tiến đi trước cộng với sự chỉ đạo của các bộ ngành liên quan, các địa phương và sự nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã và bà con nông dân, chắc chắn trong 1 sốnăm tới, những dự án của 1 số chợ đầu mối nông sản vùng hoặc ở 1 số địa phương lớn sẽ hình thành.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa nông nghiệp ở nước ta, nguồn cung ngày càng dồi dào, thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển, các nguyên tắc về giao dịch về mua bán hàng hóa ngày càng công khai, minh bạc và hợp pháp. Chắc chắn 2 vấn đề mà ông Đại sứ Pháp quan tâm đối với VN sẽ từng bước trở thành hiện thực trên đất nước chúng ta góp phần vào sự nghiệp phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

Nền sản xuất hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam so với hàng chục năm trước đây đã có nhiều tiến bộ, sản phẩm dồi dào hơn, chất lượng hơn và an toàn hơn. Hàng hóa Việt đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu và có thể cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Có thể nói nếu giải quyết tốt đầu ra cho quỹ hàng hóa này thì vừa đảm bảo tiêu dùng cho thị trường nội địa một cách ổn định, đồng thời có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại đang tiếp tục thâm nhập càng nhiều vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên có một nghịch lý hiện nay là nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất nuôi trồng đánh bắt càng nhiều thì tiêu thụ lại càng khó khăn hơn bởi nhiều nguyên nhân. Điều mà Bộ Nông nghiệp đã nhận định “Sản phẩm nông nghiệp VN có 2 điểm yếu là thị trường tiêu thụ và chế biến” . Bảy tháng đầu năm nay, do tình hình phải giãn cách XH theo chỉ thị 16 của Chính phủ, mặt khác, sức mua tiêu dùng cũng đã giảm đi rõ rệt, 70% nhà máy chế biến nông sản thực phẩm tạm thời ngừng hoạt động, việc vận chuyển giữa các vùng miền còn gặp những khó khăn khi những “luồng xanh” chưa thật đảm bảo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú