Vì sao loài quạ khả năng suy nghĩ có ý thức như con người?
Một phát hiện bất ngờ về loại quạ đã được đưa ra, chúng không chỉ thông minh mà còn có khả năng nhận thức một cách có ý thức về thế giới xung quanh giống như con người.
Quạ là loài vật rất thông minh
Theo Wiki, quạ là là một chi chim thuộc họ Quạ. Chi này có khoảng 45 - 46 loài có kích thước khác nhau. Các loài chim dạng quạ lớn nhất là quạ thường và quạ mỏ dày. Quạ phân bố ở tất cả các lục địa ôn đới (trừ Nam Mỹ) và một số đại dương hải đảo (Hawaii). Chi này chiếm 1/3 số loài trong Họ Quạ. Các thành viên của chi này dường như đã tiến hóa tại châu Á từ dòng dõi tại Australia.
Từ lâu quạ đã được xếp trong danh sách những loài động vật thông minh nhất hành tinh. Quạ có khả năng đập vỡ hạt bằng cách đặt nó ở đường quốc lộ cho ô tô cán qua. Hoặc chúng biết theo dõi các loài chim khác, ghi nhớ nơi chúng giấu thức ăn rồi đi tới trộm và rời đi...
Và gần đây nhất một nghiên cứu chỉ ra, loài quạ không chỉ thông minh mà còn có thể nhận thức một cách có ý thức về thế giới xung quanh, chẳng khác gì con người.
Quạ là loài chim rất thông minh
Các nhà khoa học cho rằng, đó được gọi là ý thức sơ cấp, hay giác quan. Trước đây nó chỉ được chính minh ở loài linh trưởng. Đồng nghĩa với việc chúng ta có thể phải xem xét lại sự hiểu biết của mình về cách thức phát sinh ý thức, ngoài việc xem xét lại bộ não của loài chim.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mở ra một cách nhìn mới về sự tiến hóa của nhận thức và những hạn chế về sinh học thần kinh của nó”, nhà sinh lý học động vật Andreas Nieder thuộc Đại học Tübingen cho biết.
Ý thức sơ cấp là hình thức cơ bản của ý thức như chúng ta phân loại - ý thức về nhận thức thế giới hiện tại (trước mắt và tương lai). Nó liên quan đến vỏ não linh trưởng, một vùng phức hợp của não động vật có vú.
Song não chim có cấu trúc khác so với não linh trưởng và rất mượt trong khi não động vật có vú được phân nhiều lớp hơn. Vì thế, mặc dù corvids - họ chim bao gồm quạ và quạ thường - cực kỳ thông minh, với khả năng nhận thức được tìm thấy ở động vật linh trưởng. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng có thể vượt qua ranh giới để suy nghĩ đặc biệt không.
Thí nghiệm chứng minh "quạ có khả năng suy nghĩ có ý thức"
Niede và các đồng nghiệp của ông đã thiết kế một thí nghiệm kiểm tra xem liệu các loài chim có thể có những trải nghiệm chủ quan hay không và thử nghiệm nó trên hai con quạ ăn thịt (Corvus corone).
Những con quạ tham gia thí nghiệm được huấn luyện để phản ứng với các kích thích thị giác. Quạ được kết nối với màn hình hiển thị, nếu thấy ánh sáng chúng phải di chuyển đầu để chứng to có nhìn thấy điều gì đó. Hầu hết các ánh sáng đều rõ ràng và không rõ ràng, dễ nhìn, kết quả những con quạ báo cáo một cách đáng tin cậy rằng chúng đã nhìn thấy chúng.
Song một số ánh sáng khó phát hiện hơn nhiều, rất ngắn và mờ nhạt. Đối với những điều này, hai con quạ đôi khi báo cáo đã nhìn các tín hiệu, và đôi khi thì không. Đây là nơi trải nghiệm giác quan chủ quan.
Quạ có khả năng suy nghĩ có ý thức như con người
Mỗi con quạ được hiển thị 20.000 tín hiệu, trải dài hàng chục phiên. Trong khi đó, các điện cực được cấy vào não của quạ ghi lại hoạt động tế bào thần kinh của chúng.
Khi quạ phản ứng "có" để nhìn thấy các kích thích thị giác, hoạt động của tế bào thần kinh được ghi lại trong khoảng thời gian từ khi nhìn thấy ánh sáng đến khi đưa ra câu trả lời. Còn khi trả lời "không", hoạt động thần kinh tăng cao đó không được nhìn thấy. Mối liên hệ này đáng tin cậy đến mức có thể dự đoán phản ứng của quạ dựa trên hoạt động của não.
Nieder cho biết: “Các tế bào thần kinh đại diện cho đầu vào thị giác mà không có các thành phần chủ quan dự kiến sẽ phản ứng theo cách tương tự với một kích thích thị giác có cường độ không đổi. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi cho thấy một cách rõ ràng rằng các tế bào thần kinh ở mức xử lý cao hơn của não quạ bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm chủ quan, hay chính xác hơn là tạo ra trải nghiệm chủ quan”.
Kết quả xác nhận rằng, các trải nghiệm chủ quan không dành riêng cho não linh trưởng. Việc phân lớp phức tạp của não động vật có vú không phải là yêu cầu đối với ý thức. Thực tế, một nghiên cứu mới thứ 2 cho thấy, độ mịn của não chim hoàn toàn không có dấu hiệu của sự thiếu phức tạp.
Khi sử dụng hình ảnh ánh sáng phân cực 3D và kỹ thuật truy tìm mạch thần kinh, các nhà tâm lý học Martin Stacho của Đại học Ruhr-University Bochum ở Đức và các đồng nghiệp đã mô tả đặc điểm giải phẫu của não chim bồ câu và chim cú. Từ đây phát hiện ra cấu trúc đại não ở cả hai loài chim đều giống cấu trúc đại não của động vật có vú.
Có thể khả năng nhận thức tương tự đã phát triển độc lập ở cả chim và động vật có vú, một hiện tượng được gọi là tiến hóa hội tụ. Nhưng cũng có thể bộ não của chúng ta có liên quan mật thiết hơn mức độ khác biệt của chúng có thể cho thấy.
Hương Quỳnh