Việt Nam tăng thêm một bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á 2020

11:32 | 20/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo Chỉ số quyền lực tại châu Á năm 2020 do Viện Lowy công bố, Việt Nam đã tăng một bậc so với năm 2019. Thứ hạng này được cải thiện một phần nhờ chỉ số ảnh hưởng ngoại giao Việt Nam tăng 3 bậc so với năm 2019.
Theo nguồn tin từ VTV, Viện Lowy - Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia vừa công bố chỉ số quyền lực tại châu Á năm 2020. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Như vậy, Việt Nam đã tăng thêm 1 bậc so với năm 2019.

Viện Lowy cho biết, thứ hạng của Việt Nam trong năm qua được cải thiện một phần nhờ chỉ số ảnh hưởng ngoại giao của Việt Nam tăng thêm 3 bậc so với năm 2019, lên vị trí thứ 9.

Viện Lowy đánh giá cao tinh thần của Việt Nam khi tham gia rất hiệu quả trong các diễn đàn và các sáng kiến thương mại khu vực. Từ việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với tư cách là Chủ tịch ASEAN, cho đến nỗ lực thúc đẩy Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng với 10 quốc gia thành viên khác. 

Bên cạnh đó, trong năm 2020, Việt Nam đã cải thiện nhiều nhiều về năng lực kinh tế và tăng thêm 3 bấc trong chỉ số về mạng lưới quốc phòng. 

Vào năm 2019, thứ hạng Việt Nam được cải thiện chủ yếu nhờ vào thành tích trong lĩnh vực kinh tế và phát triển nguồn lực. Ngoài Việt Nam, chỉ có 2 quốc gia khác trong khu vực thăng hạng là Úc và Đài Loan.

Việt Nam tăng 1 bậc trong bảng chỉ số quyền lực châu Á 2020
Việt Nam thăng hạng trong bảng chỉ số quyền lực châu Á năm 2020
 
Còn theo tờ ABC nhận định, cả 3 quốc gia thăng hạng về Chỉ số quyền lực tại châu Á năm 2020 là nhờ ứng phó với dịch COVID-19

Nói về vấn đề này, ông Herve Lemahieu - Giám đốc chương trình ngoại giao và quyền lực châu Á tại Viện Lowy nhận mạnh: Việc kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 là điều kiện cần nhưng không phải duy nhất để đánh giá về chỉ số quyền lực của một quốc gia ở châu Á.

Trong năm 2020, thứ hạng 5 nước đứng đầu Chỉ số quyền lực châu Á không thay đổi so với năm 2019. Trong đó, Mỹ được đánh giá là quốc gia có quyền lực lớn nhất trong khu vực, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga. 

Chỉ số quyền lực châu Á là công cụ để đánh giá mức ảnh hưởng của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Chỉ số quyền lực được quyết định bởi nhiều yếu tố như năng lực quân sự, mạng lưới quốc phòng, nguồn lực, quan hệ kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao - văn hóa, năng lực ứng phó rủi ro, và nguồn lực tương lai. Năm nay, Lowy bổ sung thêm 3 yếu tố là ứng phó dịch COVID-19, các mối đe dọa sinh thái và đối thoại quốc phòng.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có báo cáo về Triển vọng Kinh tế thế. Trong báo cáo, GDP năm 2020 của Việt Nam ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD. Trong khi đó, GDP Thái Lan trong năm nay sẽ đạt 509,2 tỷ USD; Philippines 367,4 tỷ USD; Indonesia 1.088,8 tỷ USD.

Theo dự báo này, Việt Nam có thể vượt Singapore, Malaysia thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á.


Hương Quỳnh (t/h)