VIETNAM POST: Vươn tầm khẳng định là doanh nghiệp bưu chính hàng đầu khu vực và trên thế giới
Lịch sử ngành bưu điện: Điểm tựa cho chiến lược và đổi mới
VNPost (Vietnam Post) có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với tên tuổi của ngành Bưu điện, với lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc của đất nước. Sự hi sinh oanh liệt của hàng ngàn, hàng vạn liệt sĩ, những đau thương mất mát của những người thương binh, bệnh binh đồng thời cũng là công lao lớn lao của các thế hệ đi trước đã tạo nên giá trị truyền thống của ngành bưu điện.
Điều đó đã làm nên một Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ngày càng lớn mạnh, giữ vững được vai trò là doanh nghiệp chủ lực từ đó góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
Dù là trong chiến tranh hay thời bình, đội ngũ lao động của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam luôn thể hiện được sự trung thành tuyệt đối đối với Tổ Quốc, Đảng và nhân dân. Đội ngũ nhân viên sẽ luôn dũng cảm trong chiến đấu với các kẻ thù xâm lược cũng như vượt qua hiểm nguy của thiên tai. Họ luôn tận tụy với công việc được giao đồng thời có óc sáng tạo trong quá trình lao động cũng như nghĩa tình với đồng nghiệp và các thế hệ đi trước.
Những mốc son không thể nào quên của VNPost
Cuối thế kỷ 19 - 8/1945: Thời điểm này, Hệ thống thông tin liên lạc do người Pháp quản lý. Cùng với đó, hai chữ Bưu điện xuất hiện và bưu chính cũng như điện tín cũng được ra đời
Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, lúc này hệ thống liên lạc phục vụ cách mạng còn nghèo bàn và phải hoạt động bí mật
Ngày 14 -15/8/1945: Ban giao thông chuyên môn - Tiền thân của ngành Bưu điện ngày nay được ra đời thông qua Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang)
Ngày 28/6/1947: Ngành Bưu điện được tổ chức lại theo Nghị định số 335/NĐ
Ngày 12/6/1951: Nha Bưu điện Việt Nam chính thức được đổi tên thành Nha Bưu điện - Vô tuyến điện theo Sắc lệnh số 31/Sl do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Sở Bưu điện Bờ Hồ tại 75 Đinh Tiên Hoàng, thành phố Hà Nội
Ngày 8/3/1955: Nha bưu điện - Vô tuyến điện được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện theo Nghị định số 480-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành
Ngày 9/2/1962: Tổng Cục Bưu điện nhận được nhiệm vụ quản lý phát triển mạng lưới truyền thanh và chính thức được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện và Truyền Thanh
Ngày 24/1/1968: Tổng cục Bưu điện Truyền thanh được đổi tên thành tổng cục Bưu điện do Hội đồng Chính phủ ban hành
Ngày 31/3/1990: Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện chính thức đảm nhận chức năng quản lý nhà nước đối với ngành bưu điện
Ngày 7/4/1990: Tổng cục Bưu điện được đổi thên thành Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam
Ngày 26/10/1992: Tổng cục Bưu điện nhận nhiệm vụ mới khi chính thức là cơ quan trực thuộc Chính Phủ - sẽ thực hiện quản lý nhà nước về Bưu chính, viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu của Phát thanh truyền hình trên cả nước
Ngày 29/4/1995: Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam chính thức được thành lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số 294/TTg
Năm 2001: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện chia tách Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn các huyện
Tháng 11/2002: Thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông - Cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet,... trong phạm vi cả nước
Ngày 9/1/2006: Công ty mẹ - Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức được thành lập theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
Tháng 8/2007: Thành lập Bộ Thông tin và Truyền Thông trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông đồng thời tiếp nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin.
Năm 2008: Thời điểm này, Bưu chính Viễn Thông dược chia tách chính thức trên toàn quốc. Cũng trong năm này, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cũng được thành lập.
Năm 2013: Tổng công ty Bưu Chính Việt Nam chuyển quyền đại diện chủ sở hữu về Bộ Thông tin và Truyền thông, chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.
Dịch vụ bưu chính của VNPost: Chuyển phát quốc tế và Chuyển phát trong nước
Chuyển phát quốc tế
- Tài liệu thường: VNPost sẽ trực tiếp chuyển phát thư, bưu thiếp, tài liệu, ấn phẩm không có số hiệu từ người gửi đến người nhận giữa Việt Nam và 200 nước trên thế giới thông qua mạng lưới của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
- Dịch vụ EMS: Là dịch vụ gửi và nhận vận chuyển các loại thư, tài liệu, hàng hóa từ Việt Nam đến 101 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới
- Dịch vụ VNQUICKPOST: Cung cấp dịch vụ chuyển phát đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với chất lượng và chỉ tiêu được tối ưu hóa, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường
- Dịch vụ Đại lý chuyển phát: Là dịch vụ hợp tác giữ VNPost với các đối tác như DHL, Speelink, UPS để vận chuyển thư, hàng hòa, tài liệu đi các nước trên thế giới
- Tài liệu - TMDT EPACKET: Đây là dịch vụ chuyển phát bưu phẩm thương mại điện tử có số hiệu, có trạng thái giữa Việt Nam và 14 nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
- Tài liệu PRIME TRACKED: Là dịch vụ chuyển phát tài liệu đến Anh và Mỹ của VNPost. Dịch vụ này cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng và chú trọng vẫn là đối tượng khách hàng thương mại điện tử.
VNPost đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng khi vận chuyển hàng hóa đến đa quốc gia
Chuyển phát trong nước
- Chuyển phát nhanh EMS: Dịch vụ chuyển phát nhanh của VNpost gồm thư, tài liệu, hàng hóa,... trên toàn quốc cũng như 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới
- Bưu phẩm đảm bảo: Là dịch vụ chấp nhận vận chuyển và phát bưu phẩm khi đã được gắn số hiệu, định vị theo dõi trên toàn quốc
- Dịch vụ hành chính công: VNPost tiếp nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả các thủ tục hành chính cho các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết các thủ tục hành chính: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe,....
- Dịch vụ Bưu kiện: Chuyển phát vật phẩm, hàng hóa đến người nhận khi đã được gắn số hiệu để theo dõi và định vị
- Dịch vụ EMS thỏa thuận: Đây là dịch vụ có giá cước kinh tế với chỉ tiêu thời gian toàn trình so với EMS thông thường cộng thêm 2 ngày
- Bưu phẩm thường: Là dịch vụ bận chuyển, phát bưu phẩm thông qua mạng bưu chính công cộng
- Phát hành báo chí: VNPost nhận, đặt , in các ấn phẩm báo chí xuất bản trong nước và nước ngoài
- Logistics Eco: Dịch vụ chuyển phát vật phẩm, hàng hóa với số lượng, khối lượng và kích thước lớn
VNPost với dịch vụ vận chuyển trong nước qua Công ty thành viên DHL
Ban lãnh đạo của VNPost
- Chủ tịch: Ông Nguyễn Hải Thanh đảm nhiệm
- Thành viên Hội đồng thành viên: Ông Chu Quang Hào, Ông Nguyễn Quốc Vinh, Ông Nguyễn Xuân Lam, Ông Phan Thảo Nguyên
- Tổng Giám đốc: Ông Chu Quang Hào đảm nhiệm
- Phó Tổng giám đốc bao gồm: Ông Đinh Như Hạnh, Ông Nguyễn Minh Đức, Ông Lê Quốc Anh, Bà Chu Thị Lan Hương, Ông Nguyễn Kiên Cương
Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh của VNPost
VNPost hoạt động với sứ mệnh mang đến sự phục vụ tốt nhất cho cộng đồng, đồng thời gắn kết mọi người bằng dịch vụ chất lượng, thân thiện và hiện đại mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt cho mỗi khách hàng.
Tầm nhìn của VNPost chính là mong muốn khách hàng, đối tác ghi nhận và đánh giá cao về kết quả và sự nỗ lực. Bên cạnh đó, VNPost cũng khát khao giữ vững được vị thế của một doanh nghiệp bưu chính quốc gia uy tín để có thể sánh ngang với các doanh nghiệp bưu chính trên khu vực và thế giới.
VNPost làm việc và phát triển với một mục đích là một phần gắn bó của khách hàng - đây cũng được xem là triết lý kinh doanh để Công ty có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu mà khách hàng cần thiết.
Các công ty thành viên của VNPost
Công ty phát hành Báo chí Trung Ương: Hoạt động với chức năng và nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý mạng lưới phát hành báo chí đồng thời khai thác các nguồn báo chí trong nước cũng như nước ngoài. Công ty này cũng sẽ đảm nhiệm việc xuất và nhập khẩu báo chí theo quy định của pháp luật
Công ty Tem Bưu chính Việt Nam: Hoạt động với mục đích xây dựng các chương trình phát hành tem, tổ chức thiết kế các mẫu tem, phong bì tiêu chuẩn, bưu thiếp. Ngoài ra sẽ tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng xuất nhập khẩu tem bưu chính,...
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI): Có nhiệm vụ kinh doanh bảo hiểm gốc, kinh doanh tái bảo hiệm, giám định tổn thất và tiến hành các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu trái doanh nghiệp,...
Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện: Có chức năng kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
Công ty cổ phần Du lịch Bưu điện: Sẽ trực tiếp kinh doanh lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đồng thời sẽ tiến hành tổ chức lữ hành nội địa và quốc tế,...
Công ty in tem Bưu điện: Công ty này có nhiệm vụ xuất nhập khẩu nguyện liệu, vật tư và thiết bị ngành in đồng thời thiết kế, in ấn và chế bản in.
Công ty vận chuyển Kho bưu điện: Đơn vị này sẽ trực tiếp vận tải trên mạng liên tỉnh và quốc tế bằng xe ô tô chuyên ngành đồng thời tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức và các dịch vụ vận tải với các hãng hàng không
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Bưu điện: Có trách nhiệm đào tạo, bồi dướng chuyên môn, nghiệp vụ bưu điện
Công ty Datapost: Có chức năng tiến hành in ấn các tài liệu chứa thông tin cố định
VNPost vươn tầm khẳng định là doanh nghiệp bưu chính hàng đầu khu vực và trên thế giới
Trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh thì VNPost đã cố gắng, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đặt ra từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao được thu nhập cho người lao động.
Những lĩnh vực có sự phát triển vượt bậc góp phần tạo nên những thành quả ấn tượng của VNPost như: Bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính, phân phối truyền thông và hành chính công.
VNPost luôn nỗ lực khẳng định là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành bưu chính
Kết quả kinh doanh theo báo cáo cho thấy, trong năm 2020, VNPost đã đạt tổng doanh thu là 26.387 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 540 tỷ đồng. VNPost tiến hành nộp ngân sách nhà nước đạt 110,3% kế hoạch tương đương 796 tỷ đồng.
Với vai trò là doanh nghiệp bưu chính quốc gia, VNPost đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết vai trò dẫn dắt của mình. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 diễn ra, VNPost đã thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phụng sự của đất nước đồng thời phục vụ nhân dân bằng cách thuê nguyên chuyến bay Charter của Vietnam Airlines để chuyên chở văn bản, tài liệu quan trọng của Đảng, cơ quan nhà nước cùng các bưu phẩm thiết yếu của khách hàng.
Và gần đây nhất, VNPost đã tiến hành ứng dụng công nghệ số nhằm gỗ trợ người dân Hải Dương đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn để tiêu thụ. Đến nay, doanh nghiệp này đã có mạng lưới phủ rộng trên toàn quốc đến từng thôn, xã với 13.000 điểm phục vụ cùng hơn 7 vạn cán bộ công nhân viên và lao động.
Mỗi ngày, VNPost vẫn luôn duy trì hàng nghìn chuyến xe vận chuyển, thu gom và phát trả các sản phẩm thư từ, hàng hóa, báo chí. Trong số đó, có 2.000 chuyến xe được gắn định vị GPS.
Năm 2020, các dự án lớn của VNPost đã được triển khai ứng dụng vào thực tế và nhanh chóng phát huy được hiệu quả cũng như có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tổng Công ty cũng như toàn xã hội.
VNPost với xã hội: Là cầu nối vững chắc cho những tấm lòng thiện nguyện đến khúc ruột Miền Trung
Ngoài hoạt động kinh doanh mang lại giá trị cho doanh nghiệp, VNPost còn là doanh nghiệp năng nổ trong những chuyến thiện nguyện giúp đỡ người dân nghèo, những vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở.
VNPost có một truyền thống là luôn giữ mãi tình người Bưu điện khi thực hiện những hoạt động: Tiếp nhận và chuyển phát miễn phí hàng cứu trợ về các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt, những đồng bào gặp khó khăn.
Những chuyến xe ấm áp tình người được VNPost trực tiếp vận chuyển đến khúc ruột miền Trung
Cụ thể, trong những đợt bão lũ diễn ra gây thiệt hại lớn cho người và tài sản thì VNPost đã tiếp nhận, đóng gói từng hộp thuốc nhỏ, quần áo cũ đến gạo, vật dụng thiết yếu của các tổ chức, doanh nghiệp đến người dân các tỉnh.
Không kể ngày hay đêm, mỗi ngày hàng nghìn chuyến xe mang thương hiệu VNPost vẫn hối hả lăn bánh trên mọi nẻo đường mang theo biết bao tình cảm của người Việt gửi đến những đồng bào bị ảnh hưởng của Miền Trung.
Xem thêm: Bộ Tài chính, VNPost hợp tác tiếp nhận, trả kết quả TTHC qua bưu chính
Tâm Phạm