Vinachem muốn bán vốn tại hai nhà máy chiếm hơn 60% nhu cầu phân bón DAP Việt Nam

09:05 | 14/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã gửi báo cáo về "Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021 của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam" lên Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước và Bộ KH&ĐT trong đó có nội dung về thoái vốn.

Theo báo cáo này,  giai đoạn sắp tới 2021-2025, Vinachem mong muốn nhanh chóng tiến hành cơ cấu và cổ phần hóa công ty mẹ cùng TNHH MTV Apatit Việt Nam. Cùng với đó là xây dựng kế hoạch, phương án cùng lộ trình thoái vốn tại công ty CTCP DAP – Vinachem (mã DDV). 

Cả hai công ty DAP thuộc Vinachem đều nằm trong danh sách 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương. Trong mấy năm gần đây, hai doanh nghiệp này bắt đầu có lãi và mới được đưa ra khỏi danh sách vào năm 2020.

 

Về công suất thiết kế, hai công ty DAP của Vinachem có thể đáp ứng được khoảng trên 60% nhu cầu phân bón DAP của cả nước. Về giá, phân bón DAP do hai công ty thuộc Vinachem hiện có giá thấp hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng vài trăm nghìn đồng mỗi tấn, trong khi giá phân bón DAP hiện đang tăng mạnh.

Hiện tại, nên nếu muốn thoái vốn, Vinachem cần nhận được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhien, do dự án DAP còn vướng lỗ quỹ kế, nên theo ban lãnh đạo của VInachem thì việc thoái vốn vẫn chưa thể diễn ra. 

Vinachem muốn bán vốn tại hai nhà máy chiếm hơn 60% nhu cầu phân bón DAP Việt Nam - ảnh 1

Vinachem sẽ thực hiện nhiều cuộc thoái vốn trong giai đoạn sắp tới

Vinachem từng có kế hoạch cổ phần hóa công ty mẹ và thoái vốn tại các công ty thành viên trong một báo cáo gửi Bộ Công Thương vào năm 2018. Theo đó, sau khi hoàn tất rút vốn thì Vinachem sẽ chỉ còn sở hữu từ 36-51% cổ phần tại ở các công ty con. Tuy nhiên, hiện tại tập đoàn vẫn chưa thể tiến hành do còn vướng mắc về định giá nhà đất và xác định lịch sử văn hoá. 

Sang năm 2021, Vinachem sẽ tiếp tục rà soát lại và xây dựng các phương án rút vốn tại các đơn vị đủ điều kiện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Cao su Miền Nam, Bột giặt và Hóa chất Đức Giang,… Còn với DAP Vinachem, dự kiến sẽ thoái vốn về mức 0-51%. 

Năm 2020, Vinachem có tổng doanh thu vào khoảng 40.555,8 tỷ đồng và chịu lỗ trước thuế 2.192 tỷ đồng. Năm nay, đối với các công ty không thuộc nhóm 12 dự án thua lỗ thì Vinachem đặt ra kế hoạch thu về 36.314 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2020. Còn lợi nhuận ở mức 1.568 tỷ đồng, giảm 131 tỷ so với con số thực hiện vào năm ngoái. 

Còn những công ty thuộc đề án 1468 (gồm 12 đơn vị đã nêu trên) đặt chỉ tiêu 7.767 tỷ đồng doanh thu, tăng 28% so với kế hoạch năm ngoái. Lỗ kế hoạch khoảng 2.785 tỷ đồng, giảm lỗ 1.105 tỷ đồng so với mức lỗ ước tính vào năm 2020. 

Tổng kim ngạch toàn xuất nhập khẩu của cả tập đoàn trong năm 2021 theo kế hoạch phải đạt 572,3 triệu USD. Trong đó nhập khẩu ở mức 237,7 triệu USD, còn xuất khẩu 334,6 triệu USD.

H.S

Xem thêm: Gánh 3 dự án yếu kém, Vinachem lỗ lớn đến 859 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020